Khi bà mẹ mang thai điều dinh dưỡng là rất quan trọng cho mẹ bầu. Những laoị thực phẩm sau sẽ giúp ích cho mẹ bầu rất nhiều.



Nên bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu thường xuyên để thai nhi phát triển đồng đều
Nên bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu thường xuyên để thai nhi phát triển đồng đều



1. Bổ sung chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất


Rau tươi, trái cây tươi: cung cấp khoáng chất và vitamin giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời cung cấp nhiều chất xơ có lợi cho chức năng tiêu hóa của bà mẹ.

Sắt: mẹ bầu nên bổ sung từ 30-60mg sắt mỗi ngày. Các thực phẩm giàu sắt như hải sản, thịt bò, trứng, đậu, rau xanh, gan động vật…

Axit folic: có nhiều trong các thực phẩm như thịt bò, gan, giá sống, rau xanh, củ cải, bông cải, đậu nành...

Canxi: trong giai đoạn thai kì, phụ nữ cần khoảng 1200mg canxi mỗi ngày. Canxi có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc từ sữa, cá, hải sản, các loại đậu…

Vitamin D: mỗi ngày phụ nữ mang thai cần 20 mcg vitamin D. Ngoài lượng vitamin D do cơ thể tự tổng hợp, mẹ bầu có thể bổ sung thêm qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như dầu gan cá, cá, ngũ cốc, trứng…

Vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch thông qua hỗ trợ sản xuất interferon. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp ức chế sự tổng hợp và chống lại virus xâm nhập. Mẹ bầu nên bổ sung vitamin C từ các loại trái cây và rau như bưởi, cam, nho, ổi, súp lơ xanh


2. Thức ăn giàu đạm.


Phụ nữ mang thai nên ăn đầy đủ thực phẩm giàu đạm từ thịt, cá, trứng, hải sản , sữa, các loại đậu đỗ… được chọn tươi ngon và nấu chín kỹ. Đạm/protein là nguyên liệu để hình thành các kháng thể, giúp, cơ thể khỏe mạnh và phòng chống các bệnh nhiễm trùng. Đồng thời cung cấp các khoáng chất như canxi, phospho giúp hình thành bộ xương chắc khỏe cho thai nhi, tránh loãng xương cho mẹ.


3. Thức ăn giàu lipid


Phụ nữ mang thai nên bổ sung đầy đủ lipid từ nguồn các chất béo có lợi cho sức khoẻ như quả bơ, dầu ôliu, dầu cám gạo, các loại hạt như hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt điều, các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá mòi…) Hạn chế tiêu thụ chất béo động vật, chất béo bão hoà trong nội tạng động vật, thực phẩm chiên rán kỹ, chế biến sẵn. Lipid/chất béo là thành phần chính của màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh và là thành phần cấu tạo của nhiều hormone trong cơ thể.


4. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột.


Tinh bột đến từ các thực phẩm như gạo, ngô, khoai… cung cấp nhiều năng lượng cho mẹ bầu. Đặc biệt là giai đoạn 03 tháng cuối của thai kỳ khi nhu cầu năng lượng tăng cao cho sự phát triển nhanh của thai nhi. Mẹ bầu nên ăn 1-2 chén cơm mỗi bữa ăn, mẹ có thể thay thế bằng bánh mì, phở, miến, ngũ cốc…


5. Nói “không” với thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp


Thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp thường chứa các chất không có lợi cho sức khỏe như nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và trans fat nhưng ít các khoáng chất, vitamin và chất xơ.


6. Uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày


Hơn 70% cơ thể là nước, nước có vai trò thực hiện các chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, uống nước đầy đủ từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày giúp cho các chức năng chuyển hóa, miễn dịch của cơ thể mẹ hoạt động tốt. .