Hiện nay có khoảng hơn 200 chủng loại giống Chồn khác nhau.

Trong đó chồn hương là giống đặc biệt nhất vì ở dưới bụng của con đực, phần giữa hậu môn và dương vật có một túi xạ, giữa túi có 2 lỗ thông.

Trong túi xạ có các tuyến xạ tiết ra chất xạ hương sánh đặc giống như mật ong để dẫn dụ con cái vào mùa sinh sản.

Các loại chồn hương được nuôi phổ biến ở Việt Nam gồm:

Loại thứ nhất: Có màu lông xám tro ngả vàng, trên thân có 4 - 6 dãy sọc màu nhạt hơn. Con trưởng thành có cân nặng từ 5 - 7kg/con, chồn cái nặng từ 3 - 5kg/con. Giống này được nhiều với số lượng lớn nhất, khi nuôi nhanh lớn, đẻ trung bình từ 1 - 5 con/lứa. Thích hợp để nuôi sinh sản.


Chồn hương loại lông xám tro ngả vàng.
Chồn hương loại lông xám tro ngả vàng.

Loại thứ hai: có màu lông xám tro hoặc màu lông mốc ngả đen, trên nền lông có thêm các vết đốm đậm màu hơn. Chồn có thân ngắn, mập nhưng trọng lượng của con trưởng thành nhẹ hơn. Đặc điểm của giống chồn này là thích sống độc lập, ghét bầy đàn, tính hung dữ, hay cắn nhau khi sống cùng nhau, sau khi đẻ con, chúng có thể ăn cả con.


Chồn Hương loại lông xám tro ngả đen.
Chồn Hương loại lông xám tro ngả đen.


Loại thứ ba: Có màu lông vàng hoặc đốm đỏ. con trưởng thành có trọng lượng nhỏ, con đực từ 2,5 - 3kg/con, con cái từ 1,2 - 1,5kg/con. Dây là giống chồn khá hung dữ nhưng lại mắn đẻ, có thể đẻ 2 lứa một năm, đẻ được từ 2 - 6 con. Thích hợp để nuôi sinh sản.


Loại chồn hương đốn đỏ hoặc vàng.
Loại chồn hương đốn đỏ hoặc vàng.


Yêu cầu chọn giống Chồn Hương như sau:

  1. Ưu tiên chọn những con có lý lịch rõ ràng, mẹ mắn đẻ, nuôi con tốt.
  2. Chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh, không dị tật bẩm sinh. 
  3. Chọn con giống có bộ lông mượt, mắt mùi tinh nhanh, mắt hơi lồi ra một chút.
  4. Chọn con có cái có cặp vú phát triển bình thường, không bị khuyết tật.
  5. Con đực có tinh hoàn lộ rõ phía sau hông 
  6. Nên chọn con giống từ 8 tháng tuổi trở lên để nuôi sinh sản.
  7. Chọn những con có trong lượng từ 1 - 1,5kg/con thì khả năng nuôi dưỡng và sinh sản sẽ tốt hơn cả. Nếu con quá nhỏ sẽ khó thích nghi, kém ăn, khó nuôi. 
  8. Không nên bắt cầy hương từ rừng về nuôi sinh sản vì tốn thời gian thuần dưỡng
  9. Con đực cái với tỉ lệ 1 : 1 vì cây hương khá chung thủy, nếu nhiều cái mà ít đực thì tỉ lệ phối giống và hiệu quả sinh sản không cao. 


Lưu ý nhỏ:

Nên vận chuyển giống vào ban ngày vì lúc này cầy đang ngủ, ít phá chuồng.