Chỉ thị 15 về giãn cách xã hội của chính phủ khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch (vùng dịch) đến các địa phươn

Giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 là gì?

Quyết liệt thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang lây lan nhanh trong cộng đồng, ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hạn chế tụ tập đông người để kiềm chế, kiểm soát hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó dịch bệnh trên toàn quốc, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và tính mạng của người dân.

Nội dung quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 quy định các địa phương không được phép tổ chức hoạt động, các sự kiện tập trung từ 20 người trong một phòng; đối với các khu vực bên ngoài công sở, trường học, bệnh viện, không tập trung từ 10 người trở lên; tại các địa điểm công cộng người dân được yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được yêu cầu ngưng tổ chức các nghi lễ, hoạt động tập trung từ 20 người trở; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Chỉ thị 15 về giãn cách xã hội của chính phủ khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch (vùng dịch) đến các địa phương khác. Ngoài ra, các hoạt động giao thông công cộng được tạm dừng, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa để tránh tập trung đông người. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ tạm đình chỉ hoạt động, chỉ có cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa để phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân.

Cập nhật tình hình cách ly xã hội theo chỉ định số 15 của chính phủ tại TP.HCM

Chỉ sau vài giờ có thông tin TP.HCM thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 15, từ chiều 30/5/2021, nhiều người dân đã tranh thủ đến các siêu thị, cửa hàng để mua thực phẩm tích trữ. Tại cửa hàng thực phẩm tươi sống, siêu thị nằm trong khu dân cư bị quá tải phục vụ khách đến mua hàng quá đông. Nhiều gian hàng nhanh chóng hết sạch hàng hóa ngay trong tối cùng ngày. Các nền tảng bán hàng online cũng chứng kiến lượng đơn hàng tăng đột biến, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, dầu ăn, gạo, mì gói, nước mắm,…

Tuy nhiên, theo Chỉ thị số 15, các siêu thị, cửa hàng… vẫn mở cửa hoạt động bình thường với nguồn hàng dồi dào, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân, do đó người dân không cần lo lắng đổ xô tích trữ thực phẩm, không đảm bảo yêu cầu chống dịch.

Theo ước tính mỗi ngày có khoảng 8.000 tấn rau củ quả được nhập và tiêu thụ tại ba chợ đầu mối, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và các doanh nghiệp phân phối lớn đảm nhiệm 30% còn lại. Trung bình mỗi đêm có khoảng 700 tấn thịt heo, 250.000 con gia cầm cùng nhiều mặt hàng thiết yếu khác về thành phố, được duy trì để người dân an tâm cùng chính quyền đả báo thực hiện chỉ thị 15 giãn cách xã hội.

Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về covid19

Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về covid19


Để bảo vệ sức khỏe gia đình và an toàn cộng đồng, trong thời gian thực hiện chỉ thị 15 giãn cách xã hội, người dân cần thực hiện các quy định của UBND TPHCM về triển khai và hướng dẫn các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội và phòng chống dịch COVID-19 như sau:

Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp.

Người dân cần thực hiện nghiêm túc yêu cầu 5K: đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế, hợp tác với chính quyền thành phố thực hiện theo các yêu cầu, các biện pháp phòng dịch.

Không tập trung quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Khi có nhu cầu di chuyển từ các địa bàn khác qua quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), người dân tìm hiểu về các tuyến đường bị cấm hoặc hạn chế phương tiện để thực hiện theo đúng quy định được hướng dẫn.

Trong thời gian cả thành phố áp dụng lệnh giãn cách xã hội kéo dài 2 tuần, các thành viên trong gia đình nên hạn chế ra ngoài nếu không thật sự cần thiết.

Người trên 60 tuổi không nên ra khỏi nhà và hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết;

Khi có triệu chứng liên quan đến dịch bệnh COVID-19 như sốt, kho khan, mệt mỏi, tiêu chảy, cần đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được kiểm tra theo quy định; khai báo y tế tự nguyện và trung thực về tình trạng bệnh của mình, tự giác thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được mở cửa nhưng chỉ phục vụ hình thức bán hàng mang về.

Các cơ sở chế biến thức ăn như cửa hàng, quầy hàng kinh doanh, cơ sở chế biến suất ăn sẵn… được hoạt động nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM.
Các cửa hàng tiện ích, nhà hàng trong khách sạn được phép hoạt động để phục vụ khách nhưng phải bố trí chỗ ngồi thông thoáng, bảo đảm khoảng cách từ 2 mét trở lên giữa 2 người, không phục vụ quá 10 người cùng một thời điểm và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của cơ quan y tế.

Dừng tiếp nhận khách đến đăng ký lưu trú tại các cơ sở kinh doanh theo mô hình homestay, AirBnb.

Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với các trung tâm thương mại; siêu thị điện máy; các điểm trò chơi điện tử và casino trên địa bàn thành phố; các bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa có dịch vụ thẩm mỹ phải tạm ngưng hoạt động.

Ngoài ra, nội dung chỉ thị 15 giãn cách xã hội yêu cầu ngừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động lễ hội. Tạm dừng kế hoạch nhận đăng ký thủ tục cấp căn cước công dân trên địa bàn toàn thành phố, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông cũng được yêu cầu hoãn thực hiện cho đến khi có thông báo mới.