chùa tam chúc thờ ai mà khách thập phương đến đông vậy ? Hay chỉ là phong cảnh đẹp được ví như vịnh hạ long trên cạn ?

CHÙA TAM CHÚC THỜ AI?

Những ngày vừa qua, hàng vạn người từ khắp nơi chen chúc nhau đổ về chùa Tam Chúc đễ lễ bái.


Chùa tam chúc

Ngôi chùa có vị trí đẹp “tiền Lục Nhạc, hậu Thất Tinh” (trước nhìn ra hồ Lục Nhạc, sau dựa vào núi Thất Tinh) tiêu biểu cho thế cục phong thủy đẹp.

Thế nhưng những du khách đến chùa Tam Chúc không khỏi ngỡ ngàng trước ngôi đền thờ mang tên “Đền Tứ Ân – Thờ cư sĩ Phật tử Diệu Liên”, ngôi đền được xây hoành tráng chếch bên phải Điện Tam Thế, tâm điểm của chùa Tam Chúc.

Chùa tam chúc thu hút khách đến

Đền Tứ Ân được xây dựng với lối kiến trúc không giống như bất kỳ ngôi đền nào tại Việt Nam. Ngôi đền này gồm hai tầng, tầng 1 là nơi tiếp các đoàn khách, ở giữa đặt bức tượng phật. Không giống như những ngôi đền thờ khác, ngôi đền không có "Hậu cung". 

Tại tầng 2 chỉ có một tượng đồng rất to, thờ duy nhất bà Phạm Thị Lan, sinh năm 1961, mất năm 2018, là người vợ quá cố của đại gia Xuân Trường.

Chùa tam chúc thờ ai


Dư luận nói gì?

Nhiều ý kiến cho rằng việc thờ vợ đại gia Xuân Trường trong đền Tứ Ân thuộc quần thể chùa Tam Chúc là không phù hợp. Ngày 14/2/2020, trả lời báo chí về việc chủ doanh nghiệp Xuân Trường dành riêng một khu xây đền Tứ Ân trong chùa Tam chúc, rồi đúc tượng thờ mỗi vợ mình- cư sĩ Diệu Liên (tức bà Phạm Thị Lan) trong đó, một vị Hòa thượng đang tu hành tại chùa Yên Tử (Quảng Ninh) cho rằng, đây là việc làm không đúng.

Vị Hòa thượng này cho biết: 

Theo giáo lý của nhà Phật, trong chùa chỉ thờ vị Quan thế âm Bồ tát và Phật tổ Như Lai. Còn đối với người tu hành thì còn phải chịu tứ ân. Đó là: Ân quốc gia xã hội; Ân cha mẹ; Ân đà na thí chủ (người nuôi dưỡng, chu cấp) và cuối cùng là ân thầy tổ.

Chùa tam chúc có linh thiêng ?

"Hai nơi thờ Phật và thờ tứ ân phải riêng biệt nhau. Nếu như du khách thập phương đến chiêm bái thì thường chỉ cần lễ Phật, còn đến khu vực thờ tứ ân chủ yếu chỉ là thăm quan. Nhưng ngày nay nhiều du khách đến với chùa vẫn có sự nhầm lẫn mà cúng lễ, vái lạy cả ban thờ tứ ân" - vị Hòa thượng cho biết.

Chỉ nên tạc bia công đức

Nhiều ý kiến cho rằng, dù là người có công xây chùa, phát triển chùa nhưng chỉ nên tạc bia để ghi nhớ công đức chứ không nên xây dựng đền thờ riêng trong khuôn viên chùa, bởi như thế sẽ gây sự phản cảm.

Trao đổi về vấn đề này, TS Dương Văn Khanh - Viện nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam cho rằng, trong mỗi ngôi chùa ở Việt Nam thường có nơi gọi là nhà thờ Tổ. Đó là nơi thờ những vị có công với đất nước, với chùa.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được lựa chọn để thờ trong đó. "Thường là những vị khai sáng ra vùng đất nơi chùa xây dựng, người đầu tiên đặt nền móng Phật giáo hay truyền bá tư tương đạo Phật tại nơi đó mới được lựa chọn để thờ. Còn lại, những người đến làm công quả tiến cúng cho chùa thường chỉ được tạc bia hoặc có giấy công đức mà nhà chùa viết, gửi tặng vị thí chủ đó".

Vị chuyên gia này cho rằng, đền thờ cư sĩ Diệu Liên mở rộng cửa do du khách vào thăm quan, nhà chùa bố trí nơi thờ và khu vực thờ như kiểu đây là một vị thánh, khiến du khách hiểu nhầm mà vào khấn vái là điều khó có thể chấp nhận.

Một số khác cho rằng:

Việc đưa vợ đại gia Xuân Trường được đúc tượng đồng thờ trong chùa Tam Chúc là nhố nhăng, báng bổ tâm linh, là “chơi trội”. 
Dân thì u mê nhiều lắm khi thi nhau vào khấn vái vợ của một thằng làm ăn bố láo, toàn sử dụng tiền của công trình công vào việc riêng, kinh doanh chùa chiền mà trốn thuế, nợ đầm nợ đìa tiền thuế đang bị Bộ Tài chính sờ gáy.

Đó không phải chùa. Vì sao lại đưa tượng Phật vào thờ chung đụng với một phụ nữ không ai biết là ai, thì những ai đến đây vái lạy, cúng kiếng là những kẻ ngu muội. Còn nếu thuần túy đi chơi thì việc gì phải chen nhau toát mồ hôi như vậy thì du lịch cái chi đây?

Nên biết rằng, ngoài chùa Tam Chúc được cấp đến 5.100 ha đất này, ông này còn thực hiện nhiều nơi, nơi nào cũng được cấp cả ngàn ha đất có phong cảnh cực đẹp tại các tỉnh như, Hà Nội, Thái Nguyên, và khu du lịch Tràng An - Bái Đính tại Ninh Bình là điển hình.