Nếu bạn cần một nghề phi lợi nhuận kiếm tiền nhanh, bài viết này sẽ cho bạn biết thế nào là nghề phi lợi nhuận.

Sau đây là 10 MÔ HÌNH GÂY QUỸ
PHI LỢI NHUẬN



1. Kết nối trái tim

Một số tổ chức, như quỹ Ước Một Điều Ước ( Make a Wish Foundation), tập trung vào lĩnh vực được nhiều người ở nhiều mức thu nhập khác nhau quan tâm bằng tạo cầu nối cho những người này đến những điều họ chưa từng trải qua. Tổ chức sử dụng phương án gây quỹ này gọi là “Kết nối trái tim”2

. Các lĩnh vực có thể áp dụng thường là môi trường, quốc tế, nghiên cứu y học. Mô hình này khác với việc tác động cá nhân bằng niềm tin tôn giáo, hiểu biết chính trị, hay sở thích thể thao nhằm mục đích cùng chia sẻ điểm chung. “Kết nối trái tim” thường tạo cầu nối đến những tình nguyện viên bằng các sự kiện gây quỹ đặc biệt.

Quỹ Susan G.Komen là một ví dụ cho mô hình “Kết nối trái tim”. Được thành lập vào năm 1982, quỹ Komen hoạt động cùng 125 cơ sở nhằm đẩy lùi bệnh ung thư vú bằng cách cung cấp những khoản tài trợ cho nghiên cứu, hỗ trợ các dự án giáo dục, xét nghiệm và điều trị trên thế giới cũng như nâng cao nhận thức của phụ nữ về ích lợi của việc phát hiện sớm. Mặc dù không mang lại lợi ích trực tiếp nhưng nhiệm vụ và hoạt động của tổ chức này tập trung vào đối tượng phụ nữ. Từ năm 1997 đến năm 2007, lượng tiền gây quỹ mỗi năm của Komen tăng từ 47 triệu lên 334 triệu USD. Trong đó tỷ lệ đóng góp cá nhân không nhiều, khoảng 33 triệu. Hoạt động mang lại thu nhập chính cho Komen chính là cuộc đua Susan G.Komen. Tổ chức hơn 120 cuộc chạy đua mỗi năm, Komen đã thu hút hơn 1 triệu người tham gia. Sự kiện này không chỉ cho phép các cá nhân quyên góp, mà còn kết nối các tình nguyện viên thành một đội, thu hút các nguồn tài trợ và mang lại những trải nghiệm lý thú của cuộc đua.
Những nhà quản lý cần tự hỏi mình 4 câu hỏi trước khi quyết định áp dụng mô hình “kết nối trái tim”

Có phải một lượng lớn những nhà tài trợ từ nhiều lĩnh vực khác nhau mong muốn hỗ trợ giá trị
mà tổ chức mình theo đuổi?

- Tổ chức có thể truyền đạt sự cần thiết và cấp bách của họ một cách đơn giản và chính xác nhất?
- Hoạt động gây quỹ mà mình sắp tổ chức có thu hút được số lượng lớn nhà tài trợ hay không?
- Liệu tổ chức có thể phát triển những loại hình hoạt động trong nhà để tối đa hóa hiệu quả thu
hút nhà tài trợ?


2. Xây dựng đối tượng thụ hưởng.


Một số tổ chức, như phòng khám Cleveland, được hoàn vốn những dịch vụ họ đã cung cấp cho các cá nhân, một phần nguồn quỹ thu được từ những người được chữa trị trong quá khứ. Đây là mô hình Xây dựng đối tượng thụ hưởng. 2 trong số những ví dụ về mô hình này là bệnh viện và trường học. Phần lớn những khoản thu của tổ chức dạng này sẽ đến từ tiền các đối tượng thụ hưởng chi trả khi họ được nhận
giá trị. Tuy nhiên các khoản phí này không chi trả hết các chi phí. Từ đó dẫn những tổ chức phi lợi nhuận  sẽ xây dựng mối quan hệ lâu dài với những người đã từng được hưởng lợi từ dịch vụ của tổ chức, đây là ý nghĩa của từ xây dựng đối tượng thụ hưởng. Mặc dù những khoản đóng góp này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các khoản phí dịch vụ ( 5% đối với bệnh viện và 30% đối với trường tư thục), những khoản này lại trở thành những nguồn lực cần thiết cho các dự án xây dựng, nghiên cứu và tái lập quỹ. Những
nhà tài trợ quyết định quyên góp thường tin rằng những lợi ích họ nhận được đã thay đổi cuộc đời của họ. Mô hình xãy dựng đối tượng thụ hưởng sẽ nhận hỗ trợ từ những nguồn quyên góp của đối tượng thụ hưởng.

Trường đại học Princeton là một ví dụ đã áp dụng mô hình gây quỹ này. Tỷ lệ quyên góp từ cựu sinh viên cao nhất trong số những trường đại học trong quốc gia – 59,2%. Vào năm 2008, hơn 33000 cựu sinh viên đóng góp 43,6 triệu USD. Nhờ đó, trường Princeton đã chi trả được 50% chi phí hoạt động nhờ vào tiền quyên góp và gây quỹ.

Nhà quản trị mong muốn áp dụng mô hình xây dựng đối tượng thụ hưởng cần trả lời một số câu hỏi sau:

- Giá trị mà tổ chức mình mang đến cho mỗi cá nhân có phải là một giá trị xã hội quan trọng?

- Người thụ hưởng có trung thành và gắn kết với tổ chức sau khi được nhận giá trị hay không?

- Tổ chức có cơ sở hạ tầng để quản lý quan hệ với lượng lớn đối tượng thụ hưởng và quy mô ngày càng mở rộng hay không?


3. Khích lệ thành viên


Một tổ chức như nhà thờ Saddleback hoạt động dựa vào những đóng góp của thành viên. Những thành viên đóng góp vì tin rằng sứ mệnh của tổ chức gắn liền với những lợi ích hàng ngày của mình, từ đó các thành viên sẽ được nhận thêm lợi ích tích lũy. Tổ chức áp dụng mô hình này sẽ không đặt nặng vai trò của những hoạt động nhóm, mà thay vào đó liên kết với từng cá nhân bằng cách hỗ trợ những giá trị mà họ đang tìm kiếm. Những tổ chức này thường hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo, môi trường, nghệ thuật,
văn hóa và nhân văn.

Liên đoàn gà tây hoang dã quốc gia ( viết tắt tiếng Anh là NWTF), tổ chức chuyên bảo vệ và phát triển môi sinh hoang dã của gà tây, khuyến khích nghề săn gà tây rừng. Đây là ví dụ điển hình của “khích lệ thành viên”. Thợ săn gà tây sẽ được thu hút đến tổ chức vì hoạt động tổ chức mang lại lợi ích trực tiếp cho họ. Những thợ săn này sẽ trở nên trung thành với tổ chức và từ đó tài trợ cho hoạt động của tổ chức. NWTF tổ chức hơn 2000 buổi tiệc gây quỹ một năm và thu hút được 80% tổng thu nhập hàng năm từ hoạt động này. Buổi tiệc cung cấp nhiều cơ hội tài trợ bao gồm: vé vào cổng (50$), hàng hóa (thu được trung bình $100 mỗi người), hoạt động xổ số(thu được khoảng $16000 mỗi buổi tiệc). Trụ sở chính của NWTF cung cấp giải thưởng xổ số và hàng hóa bán tại những buổi tiệc này. Trung bình mỗi buổi tiệc thu được $10000 sau khi trừ đi chi phí. Đây là một khoảng đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn đất
và gà tây cho cộng đồng đã đóng góp tài chính.

Những tổ chức muốn áp dụng mô hình này cần trả lời một số câu hỏi sau:

- Các thành viên có cảm giác được hành động của tổ chức sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho họ
không, mặc dù lợi ích đó được chia sẻ cho cộng đồng?

- Tổ chức của mình có khả năng quản lý hiệu quả thành viên trong các hoạt động gây quỹ hay
không?

- Tổ chức có thể cam kết trung thành với lợi ích cốt lõi của thành viên hay không, cho dù nó đồng nghĩa với việc giảm khả năng gây quỹ và bỏ qua những hoạt động ngoài mong đợi của thành
viên?

4. Người đặt cược lớn


Có rất ít tổ chức phi lợi nhuận, như Viện Nghiên Cứu Y Dược Stanley, hoạt động dựa vào nguồn tài chính của một số ít cá nhân và quỹ. Đây là mô hình “người đặt cược lớn”. Những nhà tài trợ cũng chính là người sáng lập tổ chức nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến cá nhân họ. Mặc dù mô hình này thường được khởi động trên một nền tài chính vững mạnh có sẵn cho phép đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, một số ví dụ cho thấy những tổ chức hiện đang hoạt động vẫn có thể gây quỹ bằng mô hình này khi thay đổi cách tiếp cận vấn đề. Tổ chức y tế mà chúng tôi đang khảo sát tập trung cả vào vấn đề y học lẫn môi trường. Nguyên nhân cơ bản khiến mô hình thu hút được những nhà đầu tư phóng khoáng như vậy là vì vấn đề tổ chức đặt ra cần thiết có một lượng tiền đủ lớn để giải quyết, hoặc tổ chức đó có cách giải quyết vấn đề độc đáo và triệt để.  Tổ chức bảo tồn quốc tê ( viết tắt là CI), có nhiệm vụ bảo tồn sự đa dạng sinh học và tuyên truyền lối sống hòa hợp với thiên nhiên đã áp dụng mô hình “người đặt cược lớn”. hoạt động của CI như tìm kiếm những khu vực đặc biệt trên toàn thế giới mà việc bảo tồn có thể mang lại hiệu quả đáng kể cho sự đa dạng sinh học trên toàn cầu thu hút những nhà tài trợ có nguyện vọng đóng góp nhiều tiền để bảo vệ
Trái Đất lâu dài. Nguồn quỹ của CI đến từ một số ít những nhà tài trợ lớn.

Tổ chức cần trả lời những câu hỏi sau trước khi áp dụng mô hình người đặt cược lớn.

- Liệu giải pháp mà tổ chức đang theo đuối có tác động rõ ràng trong một tương lai xác định?

- Tổ chức có nêu rõ được cách thức mình dùng số tiền khổng lồ đó để đạt được mục đích?

- Những cá nhân và tổ chức kếch sù hiện có đang quan tâm đến vấn đề và cách giải quyết của tổ chức hay không?


5. Nhà hỗ trợ công cộng.


Các tổ chức phi lợi nhuận, như tổ chức Quỹ Đầu Tư Thành Công, cùng làm việc với chính phủ để cung cấp dịch vụ công bao gồm nhà ở, dịch vụ nhân khẩu, giáo dục. Những dịch vụ này được nhà nước liệt kê trong chủ trương và đồng ý phân bổ tài chính để thực hiện. Những tổ chức sử dụng nguồn quỹ chính phủ dạng này gọi là “nhà cung cấp công cộng”. Trong một số trường hợp, chính phủ thuên ngoài một số dịch vụ công bằng cách công bố những điều kiện để các tổ chức phi lợi nhuận được nhận kinh phí. Những yêu cầu đó có thể là một mô hình hoạt động hoặc kế hoạch hoạt động. Khi các tổ chức lớn mạnh, họ có thể tìm thêm các nguồn tài chính khác để gia tăng tiềm lực. TMC, tổ chức hỗ trợ trẻ em và gia đình di/nhập cư là ví dụ cho mô hình gây quỹ này.Vào năm 1971, TMC đã gõ cửa chương trình Head Start của chính phủ để tài trợ hoạt động đầu tiên: hỗ trợ nhu cầu song ngữ và đa văn hóa khi trẻ em đến trường. Khi TMC phát triển, lãnh đạo của tổ chức quyết định không chỉ dựa vào một nguồn hỗ trợ của chương trình Head Start, mà còn tìm đến những chính quyền tiểu bang, bang và liên bang để gây quỹ hoạt động. Từ điểm xuất phát ở Texas, TMC hiện đang hoạt động ở 7 bang với các chương trình như xóa mù chữ, chăm sóc sản phụ, giáo dục kiến thức tiêu dùng.

Khi áp dụng mô hình nhà cung cấp dịch vụ công cộng, lãnh đạo các tổ chức cần trả lời những câu hỏi

- Tính chất của tổ chức hiện có đang phù hợp với chương trình chính phủ nào không?

- Ưu điểm của bạn so với các tổ chức khác là gì?

- Tổ chức có sẵn sàng dành thời gian lâu dài để đảm nhập hợp đồng trong điều kiện có thay đổi
hay không?


6. Nhà sáng tạo chính sách.


Một số tổ chức hoạt động dựa vào tiền của chính phủ gọi là mô hình nhà sáng tạo chính sách. Những tổ chức phi lợi nhuận này sáng tạo những phương pháp giải quyết vấn đề xã hội chưa tương thích với bất cứ chương trình hỗ trợ nào của chính phủ ở hiện tại. Họ sẽ thuyết phục quan chức chính phủ tài trợ cho phương pháp mới của họ bằng cách trình bày giải pháp của mình. Giải pháp mới được phát triển dựa trên tiêu chí tăng hiệu quả và giảm chi phí hơn so với những công cụ hiện có.( Khác với nhà cung cấp dịch vụ công cộng chỉ đơn thuần gõ cửa chính phủ tài trợ cho những dịch vụ họ đang cung cấp).
Tổ chức Giúp Nước Mỹ ( HELP USA) là một ví dụ cho mô hình gây quỹ “nhà sáng tạo chính sách”. Tổ chức này cung cấp nơi ở tạm thời cho những người vô gia cư và giúp các gia đình có thu nhập thấp sở hữu nhà ở dài hạn.
Năm 1986, Andrew Cuomo sáng lập HELP USA như một phương án thay thế cho chương trình khách sạn
phúc lợi thời bấy giờ ( trả tiền cho khách sạn để người vô gia cư lưu trú). HELP USA có cách giải quyết vấn đề sáng tạo trong thời gian khủng hoảng nhà ở và vô gia cư trở thành vấn đề nổi cộm trong xã hội. Nhờ nằm trong ý định của chính phủ và nhiều nhà tài trợ, Cuomo đã nhận được tài trợ khi sáng kiến này tỏ ra hiệu quả và tiết kiệm, hai yếu tố quyết định trong thời gian khủng hoảng tài chính New York. Vào năm 2007, HELP USA thu được 60 triệu USD, 80% số tiến này từ ngân sách chính phủ liên bang và tiểu bang. Tổ chức đã hoạt động ở thành phố New York, Philadelphia, Las Vegas, Houston, Buffalo và bang New York.

Những câu hỏi trước khi áp dụng mô hình gây quỹ này là:

- Sáng kiến của tổ chức có tốt hơn những phương án hiện tại về chi phí và hiệu quả hay không, liệu rằng chính phủ và những nhà tài trợ có hứng thú với sáng kiến đó hay không khi họ vẫn
đang quen với cách cũ?

- Tổ chức có thể chứng minh được hiệu quả của sáng kiến hay không?

- Tổ chức có sẵn sàng thiết lập và củng cố quan hệ với những người cầm cân nảy mực có xu
hướng cấp tiến hay không?

- Vào thời điểm này thì động lực để chính phủ thay đổi cách thức cũ có đủ mạnh hay không?


7. Nhà môi giới người thụ hưởng.


Một số tổ chức cạnh tranh với những tổ chức khác để cung cấp dịch vụ được nhà nước tài trợ hoặc hậu thuẫn gọi là mô hình nhà môi giới người thụ hưởng. Những lĩnh vực mà các tổ chức cạnh tranh thường là nhà ở, dịch vụ việc làm, chăm sóc sức khỏe và cho sinh viên vay. Điểm khác biệt giữa hoạt động của mô hình với các mô hình được nhà nước bảo trợ là người thụ hưởng có quyền chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ cho mình. Tổ trước nhà ở Boston ( viết tắt tiếng Anh là MBHP) là ví dụ cho mô hình nhà môi giới người thụ hưởng. Hoạt động ở một địa phương bằng nguồn tiền liên bang và tiểu bang, tổ chức này cung cấp những khoản vay trong chương trình ưu đãi cho 30 cộng đồng người dân ở Massachusetts. Bắt đầu hoạt động năm 1991, MBHP đã trở thành nhà cung cấp những khoản ưu đãi nhà ở gia đình nổi tiếng. MBHP là nhà cung cấp dịch vụ nhà ở lớn nhất ở Boston, đem lại nhà ở cho hơn 7500 gia đình. MBHP còn cung cấp các dịch vụ liên quan như giáo dục và chương trình chống vô gia cư. Hơn 90% nguồn thu của MBHP đến từ những khoản phí hành chính mà tiểu bang cung cấp như một phần của chương trình. Phần còn lại đến từ những quỹ và công ty.

Để áp dụng mô hình, các tổ chức cần trả lời những câu hỏi sau:

- Tổ chức của mình có thể cho chính phủ thấy khả năng kết nối người thụ hưởng và nguồn lợi
chính phủ hiểu quả hay không?

- Tổ chức có thể cung cấp thêm những dịch vụ đi kèm để tối đa hóa giá trị mà người thụ hưởng
được nhận hay không?

- Tổ chức của mình có nắm rõ tất cả những quy định hành chính và yêu cẩu để trở thành nhà môi
giới cho chính phủ hay không?

- Tổ chức có tìm được phương án gây quỹ từ để hỗ trợ các khoản phí trong chương trình?


8. Tái sử dụng nguồn lực.


Tổ chức AmeriCares đã phát triển lớn mạnh nhờ vào nguồn tài trợ hiện vật từ các cá nhân và công ty, rồi sau đó chuyển tiếp những hàng hóa này đến tay những người đang cần nhưng không thể mua trên thị trường. Mô hình gây quỹ dạng này gọi là “Tái sử dụng nguồn lực”. Doanh nghiệp thường hay sẵn sàng quyên góp hàng hóa vì trước sau gì họ cũng phải vứt đi (ví dụ thức ăn sắp hết hạn sử dụng), hoặc chi phí biên cho sản xuất thấp nên hàng hóa không được phân phối đến những thị trường cạnh tranh với nhà sản xuất (ví dụ như thuốc ở các nước đang phát triển). Mặc dù giá trị hiện vật được tài trợ chiếm một phần lớn trong thu nhập, nhưng tổ chức vẫn cần tiền để hoạt động. Mô hình tái dùng nguồn lực thường liên quan đến các mặt hàng thực phẩm, nông nghiệp, y dược và dinh dưỡng.

Ngân hàng lương thực Greater Boston ( TGBFB), tổ chức xóa đói lớn nhất New England, là một tổ chức sử dụng mô hình tái dùng nguồn lực. Tổ chức này đã tái phân phối gần 30 triệu pounds ( khoảng 136 triệu kg) lương thực mỗi năm cho hơn 600 tổ chức địa phương như kho lương thực, bếp ăn từ thiện, phòng khám, viện dưỡng lão và mái ấm vô gia cư. TGBFB tập trung thức ăn bằng nhiều cách. Phần lớn là từ nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Thức ăn có thể là phần dư của các nhà hàng hoặc khách sạn. Trong năm 2006, các công ty tài trợ hơn 52% giá trị thực phẩm của TGBFB. Chương trình của chính quyền liên bang và tiểu bang đóng góp 23%. 25% thu nhập còn lại là tiền mặt do cá nhân đóng góp.

Để áp dụng mô hình gây quỹ này, lãnh đạo tổ chức cần cân nhắc:

- Sản phẩm mà tổ chức tái phân phối có được quyên góp liên tục hay không?

- Tổ chức có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực hàng hóa quyên góp để ứng phó với sự biến động chủng loại sản phẩm quyên góp hay không?

- Bạn đã có chiến lược để thu hút tiền phục vụ cho vận hành và phát triển không?


9. Người tạo thị trường.


Tổ phi lợi nhuận Trust for Public Land cung cấp một dịch vụ mà động lực để các nhà tài trợ đóng góp chính là lực thị trường. Mặc dù có đủ tiền chi trả cho dịch vụ này nhưng hành động đó có thể bị xem là bất hợp pháp đối với một công ty thông thường. Mô hình gây quỹ này gọi là Người tạo thị trường. Quyên tạng nội tạng là một lĩnh vực điển hình của các gây quỹ này. Thị trường có nhu cầu về nội tạng người, tuy nhiên việc mua bán nội tạng là bất hợp pháp. Những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này sẽ tạo thu nhập tự các khoản phí và quyên tặng liên quan đến hoạt động này. Hầu hết nhà tạo thị trường hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe và bệnh tật, một số tổ chức cũng ứng dụng trong khu vực bảo vệ môi trường ( ví dụ bảo tồn đất).
Quỹ Thận Mỹ ( AKF) sử dụng mô hình gây quỹ “người tạo thị trường. AKF được sáng lập năm 1971 nhằm giúp đỡ những người bệnh thận có thu nhập thấp có cơ hội chạy thận. AKF hiện nay trở thành nguồn quỹ tài trợ hàng đầu cho những bệnh nhân cần chạy thận. Năm 2006, AKF đã tài trợ 82 triệu USD cho 63500 bệnh nhân thận ( 19% tổng số bệnh nhân chạy thận). Trước năm 1996, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể trả các gói hỗ trợ người nghèo chạy thận. Năm 1996, chính quyền liên bang cấm hoạt động này vì lo ngại bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào một số ít phòng khám. Đạo luật mới khiến hàng ngàn bệnh nhân thận không thể chi trả chi phí điều trị. AKF đã thấy khoảng trống này và mở chương trình để lấp đầy nó. AKF sẽ trả phần chênh lệch, cho phép các bệnh nhân tiếp tục được điều trị. Nguồn tài trợ AKF chủ yếu đến từ các nhà chăm sóc sức khỏe và một số công ty. AKF hiện đang sử dụng mô hình tương tự để tài trợ cho chương trình dược phẩm trị loãng xương.

Một số nền tảng để áp dụng mô hình này là:

- Trên thị trường đang có sẵn nhà tài trợ sẵn sàng chi cho hoạt động của mình hay không?

- Nguyên nhân luật pháp và đạo đức nào cho phép một tổ chức thực hiện công việc đó thay cho một công ty?

- Tổ chức đã có thương hiệu và chương trình đáng tin cậy hay chưa?

10. Quốc gia hóa địa phương.


Tổ chức Big Brothers Big Sisters of America phát triển mạnh mẽ nhờ mạng lưới cơ sở địa phương vững chắc. Mô hình này gọi là quốc gia hóa địa phương. Những tổ chức áp dụng mô hình này thường tập trung vào các trường học và học sinh nghèo cần những chuẩn mực để trưởng thành. Điều này quan trọng trên khắp quốc gia nhưng chính phủ lại không thể giải quyết được. Phần lớn tiền hoạt động đến từ những nhà tài trợ và công ty ở địa phương thông qua những sự kiện. Rất ít khoản thu từ chính phủ và phí dịch vụ. rất ít hoạt động địa phương vượt quá quy mô 5 triệu USD, nhưng tính tổng lại con số sẽ rất lớn.

Teach for America ( TFA) sử dụng mô hình quốc gia hóa địa phương. TFA tuyển dụng, huấn luyện và phân công các sinh viên mới tốt nghiệp vào giảng dạy trên cả nước. TFA sáng lập năm 1989, đến 2007 đã có doanh thu hàng năm lên đến 90 triệu USD. Tổ chức này dựa vào 26 văn phòng TFA để gây quỹ hơn 75% tổng thu nhập. Lý do khiến TFA thành công nằm ở chính nhiệm vụ của tổ chức- gia tăng chất lượng giáo dục. TFA đã phát triển một văn hóa khiến cho việc gây quỹ trở thành nhiệm vụ trọng yếu ở tất cả các cấp tổ chức. TFA còn thuê các quản lý địa phương để thu hút tài trợ từ địa phương.

Để áp dụng mô hình này, tổ chức cần cân nhắc:

- Lĩnh vực hoạt động của tổ chức có nằm trong diện ưu tiên cao của địa phương hay không? Vấn
đề này có được quan tâm ở phạm vi một quốc gia hay không?

- Việc mở rộng phạm vi hoạt động đến các địa phương khác có giúp đảm bảo được nhiệm vụ đề ra hay không?

- Mô hình hoạt động có thể áp dụng tương tự ở những địa phương khác được hay không?

- Tổ chức có thể cam kết việc tìm kiếm và phát triển những lãnh đạo giỏi để vận hành các chi
nhánh ở địa phương được hay không?