Phân tích thị trường chứng khoán hôm nay ngày 28-03-2022, nên mua mã cổ phiếu nào và nên bán mã cổ phiếu nào!

VOC: BÁN@27,200 CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) đã sở hữu 87.3% cổ phần tại VOC và sẽ chào mua không công khai số cổ phiếu còn lại của cổ đông nhỏ lẻ để hoàn thành thương vụ sáp nhập. Theo đó, giá mua lại sẽ không được công bố và VOC dự kiến sẽ bị hủy niêm yết. Nhà đầu tư nên cân nhắc giảm dần tỷ trọng. Lưu ý: cổ phiếu có thanh khoản thấp.

BID: CHỜ MUA Tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng hồi phục tích cực giúp thúc đẩy thu nhập lãi nhưng NIM của Ngân hàng có thể giảm nhẹ do mặt bằng lãi suất dự kiến tăng trong năm nay. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu của BID sẽ tăng lên do Ngân hàng phải chuyển các khoản nợ tái cơ cấu về đúng nhóm nợ từ sau 30/06/2022 và trích lập dự phòng tương ứng. BID cũng đã tăng dự phòng rủi ro lên gần 3 lần nợ xấu nội bảng để chuẩn bị cho việc này. Cơ hội đầu tư hiện tại chưa rõ ràng nên nhà đầu tư cân nhắc chờ đợi thêm các thông tin hỗ trợ về kế hoạch kinh doanh hay kết quả quý 1/2022 để có thể ra quyết định tốt hơn.

CMX: CHỜ MUA Dự kiến doanh thu và lợi nhuận sau thuế Q1/2022 đều tăng trưởng ở mức 40% yoy nhờ (1) giá tôm vẫn đang duy trì ở mức cao và (2) xuất khẩu sang các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông tiếp tục khởi sắc. Tiềm năng tăng trưởng trong trung-dài hạn tích cực nhờ kế hoạch mở rộng vùng nuôi sinh thái, tăng sản lượng sản xuất thêm 7,200 tấn/năm (tương đương công suất gia tăng 62%) và đầu tư mới vào nhà máy sản xuất cá.

DGC: CHỜ MUA Công ty đặt kế hoạch kinh doanh tham vọng với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 12,117 tỷ đ (+26% YoY) và 3,500 tỷ đ (+39% YoY). Những sản phẩm cốt lõi là Photpho vàng, Axit trích ly và phân DAP/MAP dự kiến tiếp tục neo ở vùng giá cao trong nửa đầu 2022. Ngoài ra, dự án Tổ hợp hóa chất tại Nghi Sơn và bất động sản tại Đức Giang cũng sẽ là động lực hỗ trợ kết quả kinh doanh trong trung – dài hạn. Công ty có nền tảng tài chính lành mạnh (D/E~0.1), tiền mặt dồi dào, hiệu quả hoạt động cao với ROE 48% - top đầu trong các công ty niêm yết.

NTL: CHỜ MUA Công ty đặt kế hoạch năm 2022 doanh thu đạt 700 tỷ đ (+20% YoY), lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đ (đi ngang so với năm 2021). Bên cạnh đó, công ty dự định chia cổ tức 25% tiền mặt. Tình hình tài chính lành mạnh

PHR: CHỜ MUA Triển vọng kinh doanh năm 2022 tốt nhờ giá cao su được dự báo tăng trưởng trong bối cảnh nguồn cung cao su toàn cầu đang thiếu hụt, ngoài ra PHR sẽ nhận được hỗ trợ đền bù từ việc thu hồi đất để triển khai KCN VSIP 3 (~1,000 ha). Trong dài hạn, Công ty có diện tích canh tác cao su lớn lên tới 15,000 ha có thể chuyển đổi thành đất KCN.

SSH: CHỜ MUA Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2021 là 298 tỷ đồng, tăng trưởng 55% so với năm 2020. Công ty hiện đang triển khai nhiều dự án trọng điểm với quy mô lớn như Sunshine Diamond River, Sunshine Wonder Villas, Sunshine Tây Thăng Long. Việc thị trường bất động sản phục hồi mạnh cùng nhiều dự án được mở bán trong năm 2022 sẽ là động lực tăng trưởng cho công ty trong thời gian tới.

TCL: CHỜ MUA Triển vọng kinh doanh tích cực nhờ nhu cầu xuất nhập khẩu được đẩy mạnh sau đại dịch qua cảng Cát Lái. Tình hình tài chính lành mạnh với tiền mặt dồi dào và không sử dụng nợ vay. Định giá cổ phiếu hợp lý với chỉ số P/E là 11.0x (~ mức trung bình ngành). Lưu ý: Cổ phiếu có thanh khoản thấp.

VCR: CHỜ MUA NĂm 2022, công ty dự kiến tiếp tục triển khai dự án Cát Bà Amatina và ghi nhận lợi nhuận dương sau nhiều năm báo lỗ. Dự án Cát Bà Amatina có quy mô 172 ha, tổng mức đầu tư ~11,000 tỷ đồng, dự kiến sẽ tác động tích cực tới kết quả kinh doanh trong dài hạn. Lưu ý: Cổ phiếu có thanh khoản thấp.

VGS: CHỜ MUA Năm 2022, tình hình kinh doanh công ty dự kiến tiếp tục có sự tăng trưởng với việc đưa vào khai thác dự án khu đô thị Việt Đức Legend City tại thị trấn Đạo Đức, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, quy mô giai đoạn 1 25 ha. Ngày 28/03 tới đây sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền tham dự đại hội cổ đông thường niên năm 2022, ngày tổ chức dự kiến là ngày 16/04/2022.

MBS: CHỜ BÁN Năm 2022, MBS đặt kế hoạch doanh thu 3,000 tỷ đồng (+35% YoY) và lợi nhuận trước thuế 1,100 tỷ đồng (+49% YoY). Công ty đặt mục tiêu vào top 5 thị phần môi giới tuy nhiên chúng tôi đánh giá mục tiêu này là tương đối khó do thị trường đang cạnh tranh rất cao. Ngoài ra, thị trường chứng khoán đang ở vùng rủi ro. Nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi.

SJS: CHỜ BÁN Cả năm 2021, SJS ghi nhận 747 tỷ đ doanh thu (giảm 34% YoY), lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt hơn 48 tỷ đ (tăng 59% YoY). Tổng công ty Sông Đà (công ty mẹ của SJS) mới đây công bố kế hoạch thoái vốn từ ngày 5/4/2022 với giá khởi điểm 101,900 đồng/cp (cao hơn mức 80,000 đồng/cp không thực hiện thành công vào tháng 7/2021). Tuy nhiên, sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh là chưa rõ ràng, áp lực hàng tồn kho và chi phí tài chính lớn. Nhà đầu tư đang nắm giữ cân nhắc chốt lời, lưu ý cổ phiếu thanh khoản thấp.


Chú thích chứng khoán

MUA: Khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc đặt mua tại vùng giá xung quanh mức giá khuyến nghị.

BÁN: Khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc đặt bán tại vùng giá xung quanh mức giá khuyến nghị.

CHỜ MUA: Khuyến nghị nhà đầu tư chưa thực hiện hành động mua mà theo dõi diễn biến của cổ phiếu hoặc diễn biến thị trường chung, tìm cơ hội mua vào khi giá cổ phiếu xuống thấp hơn hoặc ở vùng hỗ trợ mạnh hoặc tín hiệu tăng giá của cổ phiếu rõ ràng hơn.

CHỜ BÁN: Khuyến nghị nhà đầu tư chưa thực hiện hành động bán mà theo dõi diễn biến của cổ phiếu hoặc diễn biến thị trường chung, tìm cơ hội bán ra khi giá cổ phiếu tăng cao hơn hoặc ở vùng kháng cự hoặc tín hiệu giảm giá của cổ phiếu rõ ràng hơn.

MỨC GIÁ KHUYẾN NGHỊ: Là điểm mua hoặc bán mà Vungve.com đánh giá là hợp lý để thực hiện giao dịch, nhà đầu tư cân nhắc quyết định tùy vào khẩu vị rủi ro của mình.