Mít cắt đầu bôi vôi là lựa chọn hàng đầu của nhiều thương lái.

Được biết những ngày vừa qua nhiều thương lái đã phải quay dầu xe do cửa khẩu Trung Quốc đóng đột ngột, mít cũng trong trường hợp đó.

Những trái mít xuất khẩu các bạn nên hiểu đó là mít loại 1. Vậy để được những trái mít con đòi hỏi phải qua khâu kiểm tra, kiểm tra từ bên ngoài lẫn bên  trong.

Trái mít bên ngoài không được nhỏ, bởi múi mít sẽ bị lép. Trái mít ngon không được có những xơ mít màu đen hoặc thâm. Vậy để biết được màu bên trong trái mít người mua bắt buộc phải cắt phần đầu của trái mít. vì phần đầu vỏ sẽ thường dày và ít múi hợn.


Vậy tại sao không cắt cả phần cuống đi mà lại cắt một phần nhỏ ở đầu quả mít?

Có thể nói trái mít để cả cuống sẽ bảo quản trái mít được lâu hơn. Nên người mua sẽ cố cắt sao vẫn quan sát được bên trong mà vẫn giữ nguyên được cuống mít, đồng thời bôi vôi vào phần đã bị cắt để tránh vi khuẩn bên ngoài tấn công trái mít.



Những quả mít thái được cắt đầu bôi vôi
Những quả mít thái được cắt đầu bôi vôi


Nhiều người lầm tưởng đó là bôi thuốc gì đó, nhưng không phải như vậy nhé!

Rất ít chúng ta được ăn loại mít xuất khẩu này, đây cũng là một cơ hội cho chúng ta thưởng thức loại mít thái xuất khẩu này! kết hợp mùa đông nên các bạn không lo bị nóng rực người nhé.


Thiệt hại hoa quả khi không xuất khẩu được

Được biết mỗi container hoa quả có giá trị khoảng 500-600 triệu việt nam đồng. Do cửa khẩu Trung Quốc đóng cửa đột ngột nhiều thương lái đã khóc dở mếu dở. Mỗi ngày Trung Quốc cho khoảng 100 xe qua lại cửa khẩu thử hỏi bao giờ mới hết được. Có những lái buôn và lái xe đã ăn nằm cả tháng trời trên cửa khẩu vẫn chưa tới lượt. Hoa quả chứ có phải sắt đá đâu, đến ngày ắt tự hỏng.

Một số người thì nhờ những người dân thu mua hộ, nhiều người thì bật thùng bán tại trận, một số người chở các tỉnh lân cận nhằm tiêu thụ, một số người thì chấp nhận dỡ hàng bỏ đi vì hỏng....bán chạy hàng với cái giá được bao nhiêu thì được, ai ăn thì cho....

Nói chung các ngành nghề chúng ta vẫn phụ thuộc quá nhiều vào bên phía nước bạn, khi sản xuất ồ ạt mà không được tiêu thụ thì quá nhiều thiệt hại cho người buôn lẫn người trồng trọt. Đó cũng là một bài toán đau đầu chưa lời giải đáp. Xét trên diện rộng hàu như năm nào nước ta cũng bị kiểu hàng hóa ùn ứ như vậy.