Thời đại mới - công nghệ mới sẽ giúp ích nhà nông rất nhiều từ cách chăm sóc đàn gia cầm đến mọi thứ. Chỉ cần mọi người ham học hỏi với công nghệ 4.0!

Khóa học diễn ra ngày 8 và 9/10, học viên là cán bộ khuyến nông các địa phương như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Thái Bình, Hà Nam… Khóa tập huấn do Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO) và Công ty TrueDigital Việt Nam hỗ trợ.

Được biết, những năm gần đây, TTKNQG đã phối hợp với tổ chức FAO tại Việt Nam triển khai nhiều hoạt động liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu và kiểm soát dịch bệnh vật nuôi.


Công nghệ mới hỗ trợ nhà nông chăm sóc đàn gia cầm
Công nghệ mới hỗ trợ nhà nông chăm sóc đàn gia cầm


Bà Nguyễn Thị Hải - Trưởng phòng Khuyến nông Chăn nuôi và Thú y (TTKNQG) cho biết, dự án "Giảm thiểu rủi ro và quản lý các mối đe dọa sức khỏe con người theo chuỗi giá trị động vật-EPT2" do FAO hỗ trợ đã góp phần làm giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh từ động vật sang người, giảm thiểu nguy cơ xảy ra đại dịch, cải thiện đáng kể điều kiện an toàn sinh học cho các cơ sở chăn nuôi gia cầm, cơ sở ấp nở vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Đặc biệt, thông qua sự hỗ trợ của Tổ chức FAO đã góp phần hoàn thiện các bộ tài liệu về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm cũng như cơ sở ấp nở, giúp trang bị công cụ tập huấn hiệu quả cho hệ thống khuyến nông Việt Nam.

Vì vậy, thông qua lớp tập huấn lần này, hy vọng sẽ tiếp tục cung cấp những kiến thức giá trị về an toàn sinh học và công nghệ 4.0 trong chăn nuôi gia cầm cho đội ngũ cán bộ khuyến nông trong cả nước.

Tài liệu, kiến thức của khóa tập huấn sẽ là công cụ hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông trong cả nước được triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả cao nhất.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - chuyên gia FAO tại Việt Nam, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn vật nuôi như cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục, lở mồm long móng vẫn còn xảy ra tại nhiều nơi, bên cạnh đó dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc áp dụng các giải pháp tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi là hết sức cấp bách, nhu cầu được tập huấn các thông tin liên quan là rất lớn.

Bà Minh khẳng định.

Thực hiện tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo sản xuất chăn nuôi đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tại khóa tập huấn, các cán bộ khuyến nông được đại diện Công ty TrueDigital Việt Nam giới thiệu các công nghệ được áp dụng mạnh mẽ trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam như Camera AI, Sensor, Icloud…

Các công nghệ này sẽ giúp các chủ trang trại có thể giám sát từ xa tình trạng của trại, như tiểu khí hậu, khối lượng trung bình của đàn, độ đồng nhất của đàn, cũng như phát hiện gà chết, bệnh tật.

Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nhân công tại trại, cũng như giảm việc tiếp xúc giữa người và gia cầm. Vì vậy, việc ứng dụng các công nghệ 4.0 sẽ giúp tăng năng suất trại cũng như tăng cường an toàn sinh học tại các trại chăn nuôi gia cầm.