Rau răm là loại rau được trồng khá phổ biến. Rau răm có vị thơm và hơi hăng, Rau răm có rất nhiều tác dụng. Dưới đây là 11 tác dụng của rau răm
1. Chữa đầy bụng, trướng bụng.
Dùng 1 nắm rau răm rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống, còn dùng bã xoa vào quanh vùng rốn.
2. Se khít lỗ chân lông.
Lấy 1 nắm rau răm giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn cùng một chút muối, lọc lấy nước cốt. Mặt sau khi rửa sạch với nước ấm, dùng tay thoa đều nước lên trên mặt và để tự khô. Sau 2 tiếng, rửa sạch mặt với nước lạnh.
3. Chữa rắn cắn.
Lấy rau răm rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp vào vết rắn cắn. Trước khi áp dụng nên cố định phần trên vết cắn và làm càng sớm càng tốt thì mới có kết quả.
4. Chữa cảm cúm, sổ mũi.
Lấy 1 nắm rau răm, rửa sạch giã cùng 3 lát gừng tươi, thêm nước, lọc lấy nước uống. Hoặc dùng 20g rau răm, 20g kinh giới, 20g tía tô, 16g xương bồ, 10g kiện, 10g xung khuyên, 10g bạch chỉ, cho tất cả sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.
5. Chữa đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh.
Lấy 16 rau răm khô, 16g kinh giới, 12hg bạch truật, 12g lương khương, 10g quế, 4g gừng nướng. Tất cả cho đun cùng 2 bát nước cho đến khi còn 1 bát, uống 2 lần trong ngày.
6. Hiện tượng bỗng dưng đau tim không chịu nổi.
Lất 50g rễ cây rau răm sắc lấy nước rồi thêm 1 chén rượu vào uống cùng, mỗi lần 1 chén.
7. Trị nước ăn chân.
Rau răm rửa sạch, giã nát lấy bã đắp vào chỗ bị đau hoặc giã vắ lấy nước cốt chấm vào, ngày làm 2 lần, hạn chế vết thương tiếp xúc với nước.
8. Chữa hắc lào, ghẻ lở.
Lấy toàn cây rau răm ngâm với rượu trắng. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát đã đắp vào rồi băng lại.
9. Chữa vết thương bị bầm tím sưng đau.
Lấy 1 nắm rau răm rửa sạch, giã nát trộn cùng long não hoặc đầu long não, xoa vào vết thương rồi băng cố định.
10. Trị mụn nhọn giai đoạn sưng nóng.
Lấy 1 nắm rau răm rửa sạch giã nát cùng một chút muối rồi đắp bã vào nhọt, dùng băng cố định, ngày thay 1 lần, có tác dụng chống viêm, tiêu độc.
11. Bị say nắng trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê.
Lấy 30g rau răm, 20g sâm bố chính tẩm nước gừng, 16g rễ đinh lăng, 10g mạch môn. Tất cả đem sao vàn, cho vào sắc cùng 600ml cho đến khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Những lưu ý khi dùng răn răm:
Rau răm không đọc nhưng nếu ăn quá nhiều và thường xuyên cũng sẽ có những tác hại đối với sức khỏe:- Làm giảm tinh khé, gây tổn thương đến tùy, giảm chứng năng sinh lý, nam giới kém cường dương, giảm ham muốn, phụ nữ dễ bị mất chu kỳ kinh nguyệt.
- Đối với những ngày đèn đỏ, phụ nữ nên hạn chế rau răm vì có thể bị bong huyết
- Rau răm có khả năng gây sảy thai, nên phụ nữ đang mang thai không nên ăn rau răm.
- Vì có tính nóng nên những người máu nóng, gầy ốm cũng nên hạn ăn rau này.
Tác dụng cảu cây rau răm hay mà ít người biết đến. |