Trong quan niệm của người Trung Quốc cổ đại, chú trâu trong ngũ hành có thuộc tính Thủy (nước) và Thổ (đất).



Người Trung Quốc thường coi con trâu là biểu tượng của mưa thuận gió hòa, đồng thời nó cũng là tượng trưng cho những đức tính tốt đẹp của con người.

Người dân Trung Quốc từ thời cổ đại đã sử dụng con trâu để làm nông nghiệp. Về sau, loài trâu cũng được dùng để kéo xe vận chuyển hàng hóa hay thậm chí tham gia đánh trận.





Phần nội dung chi tiết bài viết

1. Siêng năng


Người dân Trung Quốc từ thời cổ đại đã sử dụng con trâu để làm nông nghiệp. Về sau, loài trâu cũng được dùng để kéo xe vận chuyển hàng hóa hay thậm chí tham gia đánh trận.

Con trâu thể hiện sự siêng năng cần cù

Con trâu thể hiện sự siêng năng cần cù

Do vậy, con trâu trong văn hóa Trung Quốc là tượng trưng cho đức tính siêng năng, cần cù, cũng như là một trong những biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp của nước này.

 

2. Sức khỏe và sự bướng bỉnh


Do con trâu có sức khỏe, nên trong văn hóa của người Trung Quốc đã có rất nhiều câu thành ngữ để chỉ về sức mạnh của loài vật này như “Cửu ngưu, nhị hổ” (Chín con trâu, hai con hổ) hay “Ngưu cao, mã đại” (Trâu cao, ngựa lớn) để chỉ về người đàn ông cao lớn có sức khỏe tốt.

Ngoài ra, chú trâu còn là đại diện của sự bướng bỉnh, cố chấp. Chẳng hạn như câu "Ngưu tâm cổ quái" dùng để chỉ người có tính tình cổ quái, lại cực kỳ cố chấp bướng bỉnh.

 

3. Sự phú quý


Loài trâu đại diện cho sự phú quý, cát tường đối với người dân Trung Quốc và nhiều quốc gia phương Đông khác.

Loài trâu thể hiện cho sự phú quý

Loài trâu thể hiện cho sự phú quý

Do vậy trong nghệ thuật phong thủy của Trung Quốc, họ thường coi việc đặt các bức tượng phong thủy có hình con trâu trong nhà nhằm chiêu tài gọi lộc, tăng thêm phúc khí, vận khí, công danh sự nghiệp và sức khỏe cho bản thân; cũng như dùng để trừ tà, xua đuổi kẻ tiểu nhân.