ưu điểm và nhược điểm của Dropshipping
ưu điểm và nhược điểm của Dropshipping |
Nội dung bài viết : Phần nội dung chi tiết về ưu điểm và nhược điểm của Dropshipping
1. Ưu điểm của Dropshipping
Mô hình dropshipping có những ưu điểm khác biệt như sau:Tổ chức dễ dàng:
Chi phí tổ chức bán hàng thấp:
Chi phí đầu tư thấp:
Rủi ro thấp:
Bán hàng xuyên biên giới:
Bán bất kì sản phẩm nào bạn muốn:
Mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng:
2. Nhược điểm của mô hình dropshipping
Mô hình dropshipping cũng có thể phát sinh những rủi ro không mong muốn. Đây là những nhược điểm và khó khăn của mô hình kinh doanh này.Lợi nhuận thấp hơn so với mô hình bán hàng truyền thống:
Mức chiết khấu của bạn phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp. Tùy thuộc vào vị trí, địa điểm hoặc yêu cầu của bạn, nhà cung cấp sẽ tính giá thành sản phẩm cao hay thấp. Mức lợi nhuận này luôn bằng hoặc thấp hơn mức bán truyền thống.
Bạn phải chịu trách nhiệm với khách hàng:
Ngay cả khi lỗi sai thuộc về nhà cung cấp, bạn cũng phải chịu trách nhiệm trước những phát sinh không tích cực từ phía khách hàng. Đây là lí do vì sao bạn phải tìm kiếm nhà cung cấp uy tín trong rất nhiều nhà cung cấp trên Aliexpress.
Bạn không thể kiểm soát hết mọi thứ:
Bên cạnh vấn đề không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, bạn không thể quản lí được việc chăm sóc khách hàng trong khi mua như quy cách gói hàng, sản phẩm tặng kèm, quà tặng miễn phí, các ghi chú nhỏ để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Đây là những yếu tố quan trọng để xây dựng lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng với cửa hàng. Tuy nhiên, dropshipping không cho phép bạn thực hiện các công việc này và nhà cung cấp cũng không có trách nhiệm thực hiện điều này.
Mức độ cạnh tranh tương đối cao:
Sự hấp dẫn và tính phổ biến của mô hình kinh doanh này có thể tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn. Do đó, bạn phải tốn chi phí đầu tư vào marketing và xây dựng thương hiệu để thu hút khách hàng.
Các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển sản phẩm:
Nhà cung cấp chấp nhận mức giá vận chuyển được ấn định ban đầu với bạn. Tuy nhiên, khi đơn hàng phát sinh những chi phí khác như giao đi giao lại nhiều lần cho cùng 1 đơn hàng, khách hàng hủy đơn hàng, mức giá vận chuyển tăng đột biến do yếu tố khách quan,…Bạn bắt buộc phải chi trả cho các chi phí phát sinh không mong muốn này.