Cô gái Đỗ Thị Quỳnh Hoa 29 tuổi tình nguyện trông giữ trẻ em giúp cho các mẹ đang điều trị covid19. Một tấm lồng nhân ái phụ nữ Việt Nam thật đẹp.
Trung tâm H.O.P.E.5h chiều, Đỗ Thị Quỳnh Hoa (29 tuổi) và 3 nữ tình nguyện viên khác bắt đầu tiếp quản căn phòng với 12 em bé còn đang nằm nôi thay cho kíp trực trước đó.
Kể từ lúc bước chân vào phòng là 3 cô gái không ngơi tay, xoay mòng mòng thay tã, cho bú bình, vỗ về… Em này chưa bú xong thì em bé khác đã thức dậy khóc đòi thay tã. Các em bé vẫn còn nhỏ, có em mới chỉ 2 tuần tuổi nên các "mẹ bỉm" thay nhau túc trực 24/24h trong căn phòng này.
Dự kiến Trung tâm H.O.P.E sẽ tiếp nhận khoảng 100 bé từ 2 tuần tuổi đến khoảng hơn 1 tháng tuổi
Hoa là một trong 25 "mẹ bỉm sữa" đang chăm sóc cho khoảng 30 trẻ sơ sinh từ 14 ngày tuổi đến hơn 1 tháng tuổi tại Trung tâm H.O.P.E và đã chuyển vào trung tâm từ ngày 23-8.
Các Tình nguyện làm trông trẻ cho những mẹ đang điều trị COVID-19
"Mỗi ca trực 14 tiếng. Như ca trực này sẽ từ 5h tối tới 7h sáng hôm sau. Các bé còn nhỏ nên luôn phải có người cho bú, thay tã liên tục", Nguyễn Thị Thu Hằng (26 tuổi), một "mẹ bỉm" khác, chia sẻ.
Hằng là tiếp viên hàng không và đã tạm nghỉ dịch từ mấy tháng nay. Vừa cho một em bé bú sữa xong, thấy bé nấc cụt nên cô đặt bé giữa hai đùi matxa nhẹ nhẹ chân cho bé.
Hằng kể.
Tôi còn độc thân, chưa chăm em bé bao giờ nhưng thương các bé nên biết cái là đăng ký liền. Biết vào đây phải thức đêm vất vả nhưng lúc còn đi làm cũng bay đêm, bay xuyên suốt nhiều tiếng nên tự tin nhận việc. Ở đây cũng được tập huấn và có các chị hộ lý của bệnh viện hướng dẫn và hỗ trợ thường xuyên nên cũng yên tâm,
Các em bé hầu hết đều chưa được đặt tên, chân vẫn còn đeo thẻ nhận diện được bệnh viện gắn từ lúc mới sinh với thông tin của mẹ.
Các "mẹ bỉm" đặt đủ thứ biệt danh cho các con theo tính cách mỗi bé để nhận diện: anh đẹp trai, công chúa, lớp trưởng, siêu quậy… Cách này cũng giúp các "mẹ bỉm" có thể theo dõi lượng sữa cho các con.
"Các bé được bệnh viện chuyển sang đây nuôi dưỡng đều đã được xét nghiệm âm tính với COVID-19 nhiều lần. Các bé sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc bởi các bạn tình nguyện viện khi chờ mẹ các bé khỏe lại và gia đình tới đón về", Võ Trần Thanh Phương (33 tuổi) - đội phó đội tình nguyện - cho biết.
Phương dù chưa làm mẹ nhưng là giáo viên tiểu học nên cũng khá tự tin. 24 tình nguyện viên còn lại, mỗi người làm một công việc khác nhau: biên tập viên, sinh viên, giáo viên mầm non… Các bạn đều ăn, ở tại trường để bảo đảm an toàn cho các bé trong suốt 5 tuần.
Phương cho biết.
25 bạn sẽ được chia làm 3 kíp trực để thay nhau trực luân phiên mỗi ca 14 tiếng. Hiện giờ có 2 ca trực là 7h sáng đến 5h chiều và 5h chiều đến 7h sáng. Các bạn đều được bệnh viện tập huấn kỹ năng xử lý tình huống sơ cứu, sặc sữa và có các cô điều dưỡng của bệnh viện hỗ trợ…,
Dự kiến Trung tâm H.O.P.E sẽ tiếp nhận khoảng 100 trẻ sơ sinh. Đến ngày 25-8, trung tâm đã có khoảng 30 bé.
Cô Nguyễn Thị Hồng Quế - hiệu trưởng Trường mầm non Họa Mi 2 - cho biết ngoài 25 tình nguyện viên, các cán bộ công nhân viên của trường cũng làm công tác hỗ trợ vòng ngoài, vệ sinh chung trong thời gian nuôi dưỡng các bé.