Nuôi con nhỏ khá là vất vả. Nên các mẹ bớt chút tìm hiểu những lưu ý khi các mẹ cho con bú vào ban đêm nhé!



Các mẹ cho con bú đêm thì lưu ý 6 điều bên dưới nhé



Mẹ ngủ quên khi cho trẻ bú đêm


Chăm con nhỏ luôn khiến hầu như các mẹ bỉm sữa đều mỏi mệt, nếu người thân không biết cách chia sẻ, đỡ đần sẽ khiến mẹ đuối sức, cộng thêm áp lực tinh thần mà dễ ngủ quên trong lúc cho em bé bú vào ban đêm. Tình huống này có thể bầu vú sẽ chèn ép và đè chặt mũi, miệng của bé gây ngạt thở.



Bé bị ọc sữa


Em bé bị ọc sữa trong lúc bú hoặc sau khi vừa bú xong là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt. Khi người lớn không phát hiện kịp thời và xử lý tốt thì phần sữa này có thể chảy ngược lên mũi hoặc tràn vào trong phổi gây ngạt do thiếu oxi.


Người lớn bất cẩn đè lên bé


Bố mẹ hoặc bất cứ người thân nào đều thích kề cận với thành viên nhỏ bé đáng yêu. Tuy nhiên, trong quá trình nằm gần bé nếu bạn ngủ quên và vô thức để cánh tay đè lên mũi, miệng của trẻ sẽ dễ gây ngạt thở vì bé vốn không có sức phản kháng lại.


Bé mắc bệnh đường hô hấp


Trẻ sơ sinh bị ngạt cũng có thể do mắc bệnh liên quan đến cơ quan hô hấp, điển hình như viêm khí quản, sổ mũi, ho có đàm v.v… Bé còn quá nhỏ nên sẽ không biết chủ động há miệng để thở nếu lỗ mũi bị nghẹt, ngoài ra dịch đàm cũng là tác nhân dễ khiến trẻ gặp trở ngại khi hít thở.


Bé không đủ sức để linh hoạt trong cử động


Bé mới tập lật, tập bò thường cử động chưa thuần thục, tay chân còn chưa đủ sức. Nếu không có người lớn trông coi, khi bé lật hoặc bò mà bị ngã sấp có thể sẽ bị ngạt vì các cơ ở cổ không đủ lực để ngẩng đầu dậy.


Bố mẹ nên làm gì để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị ngạt?


Trẻ sơ sinh bị ngạt không những gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện mà còn nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện kịp thời. Vì vậy, bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình cần hết sức thận trọng nếu trong nhà có em bé. Công tác đề phòng trong mọi sinh hoạt hằng ngày vẫn nên ưu tiên hàng đầu.

Dù là bé mới sinh hay đã được vài tháng tuổi thì mẹ vẫn nên có chiếc khăn hay chăn mỏng dành riêng cho bé, không nên có thói quen cho trẻ đắp chung chăn với người lớn dù là chiếc chăn cỡ lớn. Nếu thời tiết quá lạnh nên có thêm máy sưởi trong phòng của bé để hạn chế phải “quấn” quá nhiều chăn và quần áo cho trẻ.

Nếu con dễ bị ọc sữa, sau khi vừa bú xong thì mẹ nên bế cho bé áp nhẹ vào người theo chiều đứng rồi nhẹ nhàng hơi vỗ vào lưng của bé giúp đẩy bớt không khí trong dạ dày. Sau đó, bạn đặt bé nằm ở tư thế thoải mái và dỗ cho con ngủ, nên nán lại thêm chút nữa, ít nhất 30 phút để đảm bảo bé không có hiện tượng bất thường nào.

Tốt nhất mẹ nên ngồi cho bé bú rồi mới nằm xuống nghỉ ngơi để tránh mẹ ngủ quên và khiến trẻ bị ngạt. Bé đến giai đoạn tập lật, tập bò phải luôn có người lớn bên cạnh quan sát để kịp thời xử lý khi có sự cố.

Nếu phát hiện trẻ có bệnh đường hô hấp, mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị hợp lý, tránh kéo dài có thể gây nhiều biến chứng về sau cho trẻ.