Cách kiếm tiền hay nhất 2021

Chi tiêu một cách thông minh và giao tiếp một cách khôn khéo có lựa chọn ! 

Sau đây là cách chi tiêu của người nhật ! 

Người nhật được coi như là họ rất khắt khe trong vấn đề chi tiêu, họ chi tiêu một cách rất hợp lý mà không lãng phí ! Người việt mình đang mắc một chứng gọi là hoang phí ngay cả khi mình không có tiền. 


Theo thống kê, hơn 3,1 triệu người Nhật có thu nhập trung bình từ 30 - 100 triệu yên/năm (tương đương 6 - 22 tỷ đồng). Giàu có song người Nhật không tiêu tiền hoang phí. 

Một trong những cách tiêu tiền thông minh của người Nhật chính là không phí tiền vào nhà hàng sang trọng. Người dân xứ sở mặt trời mọc thường hạn chế việc dùng bữa ở các nhà hàng sang trọng.

Bên cạnh yếu tố văn hóa, một phần nữa là vì các nhà hàng sang trọng thường được đặt ở những khu phố đắt đỏ. Vì vậy, việc ăn uống ở các nhà hàng sang trọng thường được cân nhắc rất kỹ.

Dù đi ăn buffet người Nhật cũng chỉ ăn vừa phải, không bao giờ có thức ăn thừa. Theo thói quen đó, các nhà hàng buffet cũng bắt buộc phải cho giá rẻ để kéo khách tới ăn, nhờ vậy mà ăn buffet ở Nhật không quá tốn kém.

Không giống nhiều quốc gia khác, người Nhật không ưa chuộng sống trong các khu biệt thự. Họ nghĩ rằng, chỗ ở không đáng là bao, nếu tiết kiệm tiền xây nhà tức là họ đã tiết kiệm được một nửa chi phí trong đời rồi.

Người Nhật thích sống trong những ngôi nhà kiểu truyền thống hoặc các căn hộ chung cư để thuận tiện cho việc đi lại, làm việc và sinh hoạt.

Là quốc gia sở hữu số lượng xe sang xuất khẩu lớn trên thế giới nhưng người Nhật lại chỉ chuộng những dòng xe bình dân.

Họ ưu tiên công năng và tính tiện dụng của phương tiện lên trên hết như tiết kiệm xăng, nhỏ gọn, thân thiện với môi trường và tiện dụng.

Một nửa mục tiêu kiếm tiền của người Nhật là lo cho con cái. Tuy nhiên, họ không phí tiền của để mua sắm tài sản để dành hay làm của hồi môn cho con.

Thay vào đó, họ đầu tư cho con học tập, đặc biệt là các khóa học về chiến lược đầu tư, giúp con họ sau này thu về nhiều tài sản hơn. Nhờ vậy, không chỉ họ giàu mà con họ giàu, đời này qua đời nọ đều giàu.

Các gia đình người Nhật không phân biệt tuổi tác, giới tính, giàu nghèo... đều không thuê giúp việc. Trong một số trường hợp bất khả kháng, người Nhật mới bỏ tiền thuê người giúp việc theo giờ.

Một cách tiêu tiền khoa học nữa của người Nhật là áp dụng phương pháp quản lý tài chính Kakeibo. Hàng tháng, các bà nội trợ Nhật sau khi nhận lương, họ sẽ dành một khoản nhất định để tiết kiệm.

Phần còn lại cho chia làm 4 khoản ứng với 4 nhu cầu cơ bản: sinh hoạt (chợ búa, đi lại, y tế,…); giải trí (sách báo, xem phim,…); hưởng thụ (shopping, du lịch, ăn uống bên ngoài,…); dự phòng (dành cho các tình huống không biết trước như hiếu hỷ, tiếp khách, sửa chữa nhà cửa, xe cộ,…).

Họ phải ghi chép lại cụ thể từng khoản chi, sau đó tính toán vào mỗi cuối tháng để xem có thiếu hụt hay cần điều chỉnh hay không. Nguồn ảnh: Getty Image, Japantimes

Tiếp theo đến tiêu chí chọn bạn ! 

Bạn có nghĩ mình là một "sản phẩm" của những người mà bạn cộng tác?



Tom Corley, một nhân viên kế toán, một nhà hoạch định tài chính đồng thời là tác giả của cuốn “Rich Kids: How to Raise Our Children to Be Happy and Successful in Life” (Tạm dịch: ‘Con nhà giàu: Làm thế nào để nâng cao hạnh phúc và thành công trong cuộc sống của con cái chúng ta’), đã dành 5 năm để nghiên cứu thói quen của những người giàu có.

Ông khảo sát về thói quen hàng ngày của 233 người giàu có và so sánh chúng với thói quen của 128 người có thu nhập thấp hơn. Sau đó ông đã ghi nhận được 334 khía cạnh chủ yếu giúp phân biệt những người giàu và người nghèo.

Những gười giàu có thường “có những mối quan hệ với những người giàu”, ông nói trong cuốn sách của mình. Trong khi đó, người nghèo có “những mối quan hệ nghèo nàn”, và có thể bị phá hủy dễ dàng.

Ông nói: “Chúng ta chỉ thành công được như những người mà chúng ta dành nhiều thời gian nhất. Những người thành công, giàu có về cơ bản đều hợp tác với những người giàu có và thành công khác. Còn người nghèo lại kết giao chủ yếu với những người nghèo khác”.

Theo định nghĩa của Corley, trong mối quan hệ của những người giàu, người giàu này kết giao với người giàu khác không chỉ đơn thuần là bởi đối phương giàu có, mà vì họ còn rất “tài tình và thành công” – Corley giải thích. “Họ có thái độ đúng đắn, phù hợp. Họ vui vẻ, lạc quan và tích cực. Họ không ‘ngồi lê đôi mách’ tám chuyện. Họ biết truyền cảm hứng cho người khác bằng cách động viên, khuyến khích để mọi người theo đuổi mục tiêu, ước mơ của mình”.

Còn trong mối quan hệ của những người nghèo, họ thường không có hạnh phúc, vui vẻ. Corley nói thêm: “Họ tiêu cực, chán nản và bi quan. Họ có thái độ mình là nạn nhân như ‘Khổ cái thân tôi!’. Họ không chịu trách nhiệm được cho những sự kiện trong cuộc sống của chính họ”.

Nếu bạn muốn thoát khỏi cảnh nghèo nàn, bần cùng thì bạn cần phải thay đổi các mối quan hệ của mình – Corley cho biết. Dưới đây là 5 bước cụ thể giúp bạn biết cách “chọn bạn mà chơi”:

Hãy lập một danh sách

Liệt kê ra tất cả các mối quan hệ bạn có. Trên tập giấy ghi chép, liệt kê ra tất cả các mối quan hệ vào 1 cột ví dụ như mẹ, anh chị em, bạn tốt, đồng nghiệp…

Chọn ra những “mối quan hệ có ảnh hưởng”

Trong cột tiếp theo, hãy xem bạn dành bao nhiêu thời gian cho mỗi người. Người mà bạn dành cho hơn 1 tiếng mỗi tuần sẽ được coi là người có “mối quan hệ có ảnh hưởng” tới bạn. Xem xem những người này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến bạn.

Đánh dấu các mối quan hệ

Trong cột thứ ba, hãy đặt một dấu cộng bên cạnh mỗi cái tên mà bạn cho rằng đó là một mối quan hệ tốt, và hãy đặt một dấu trừ nếu đó là một mối quan hệ không đáng kể.

Mẹo tương tác

Hãy lên kế hoạch để bạn có thể hạn chế thời gian cho những mối quan hệ nghèo nàn ít hơn 1 tiếng mỗi tuần. Và nếu có thể, bạn hãy tăng thời gian tiếp xúc với những mối quan hệ với người giàu.

Corley cho biết: “Hãy lập một danh sách về những người giàu có và thành công, có cả những người bạn biết và không biết. Với những người bạn không biết, bạn có thể làm quen bằng cách tham gia vào các nhóm hệ thống, nhóm công dân hay các nhóm phi lợi nhuận”. Tiếp cận mọi người bằng một cốc cà phê hay một thứ đồ uống. “Những bữa tiệc thường xuyên thực sự sẽ là cách hiệu quả nhất để phát triển các mối quan hệ của bạn”.

Hơn một nửa những mối quan hệ của bạn nên là những người giàu có – Corley nói.

Các tỷ phú như Bill Gates và Warren Buffett cũng đồng ý như vậy. Họ đã từng là bạn thân của nhau trong vòng một phần tư thế kỷ và họ nói rằng bằng cách chọn đúng nhóm bạn bè, bạn có thể thúc đẩy bản thân đạt được những mục tiêu chuyên nghiệp lớn hơn.

Buffett nói: “Bạn sẽ di chuyển theo hướng của những người mà bạn kết giao”.

“Một số người bạn có thể mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bạn” - Gates nói thêm, “Và tốt hơn hết là hãy đầu tư vào những mối quan hệ đó”.