Kinh doanh: Trung Quốc thiếu điện nhiều doanh nghiệp khốn khổ phải dừng sản xuất do thiếu điện nỗi lo nhiều người.
Nhà cung cấp của các hãng công nghệ lớn tại đông bắc Trung Quốc đang lo đứt gãy chuỗi cung ứng cuối năm do tình trạng thiếu điện trầm trọng.
Đường dây điện và tuabin điện gió ở Hà Bắc, Trung Quốc. |
Trung Quốc đang trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng do thiếu hụt nguồn cung cấp than. Nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà sản xuất và ngành công nghiệp đã đẩy giá than lên mức cao kỷ lục khiến thiếu hụt điện trên diện rộng. Nguồn cung cấp than tăng mạnh một phần do hoạt động sản xuất công nghiệp trở lại khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Đồng thời, việc Bắc Kinh đang siết chặt các tiêu chuẩn phát khí thải để đáp ứng mục tiêu về khí hậu cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng.
Nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhà cung cấp của Apple, Tesla tại khu vực đông bắc đã phải dừng hoạt động. Các nhà cung cấp của Apple còn đang lo đứt gãy chuỗi cung ứng khi chuẩn bị bước vào mùa sản xuất cao điểm một số mặt hàng như mẫu iPhone mới nhất. Một số nhà cung cấp của hãng công nghệ Mỹ tại Giang Tô, trung tâm công nghiệp của Trung Quốc, phải dừng sản xuất khi chính quyền ngừng cung cấp điện cho hoạt động công nghiệp cuối tháng này.
Họ đã yêu cầu các doanh nghiệp ngừng sử dụng điện hoàn toàn từ Chủ nhật đến cuối tháng 9 hoặc yêu cầu các nhà sản xuất giảm mức sử dụng năng lượng trong thời gian còn lại của tháng từ 10% đến 30% so với mức thông thường, theo một lãnh đạo công ty công nghệ.
Pegatron, một nhà cung cấp chủ chốt khác của Apple có nhà máy sản xuất lớn ở Côn Sơn và Tô Châu cho biết sẽ giảm mức sử dụng điện năng không cần thiết để giảm tổng lượng điện tiêu thụ xuống ít nhất 10% từ 26/9. Ngoài Apple, Tesla, các biện pháp này cũng đã ảnh hưởng đến hàng loạt nhà cung cấp chính cho Microsoft, HP, Dell Qualcomm, Nvidia và Intel.
Các doanh nghiệp từ nhà sản xuất chip, linh kiện đến nhà lắp ráp đang cảnh báo rằng sự gián đoạn năng lượng hơn nữa vào tháng tới sẽ tạo ra tác động mạnh trong toàn bộ chuỗi cung ứng, bởi từ tháng 9 đến tháng 11 thường là khoảng thời gian bận rộn nhất trước kỳ nghỉ lễ cuối năm. Việc bỏ lỡ cơ hội sản xuất này không chỉ gây rủi ro cho tính liên tục của chuỗi cung ứng mà còn có thể khiến doanh số thiết bị điện tử giảm mạnh.
Còn các hộ gia đình và những người không sử dụng cho mục đích công nghiệp bị ảnh hưởng vì thiếu điện vào ban đêm dù thời tiết như đóng băng ở các thành phố phía Bắc Trung Quốc. Cơ quan Quản lý năng lượng Quốc gia (NEA) đã yêu cầu các công ty than và khí đốt tự nhiên đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để các gia đình sửa ấm trong mùa đông.
Tỉnh Liêu Ninh cho biết sản lượng điện đã giảm đáng kể kể từ tháng 7. Sự thiếu hụt nguồn cung đã lên đến mức "nghiêm trọng" vào tuần trước. Tỉnh này đã mở rộng việc cắt điện từ các công ty công nghiệp đến các khu dân cư. Thậm chí, thị trấn Hồ Lô Đảo tại tỉnh này còn phải yêu cầu người dân không sử dụng các thiết bị điện tử tốn nhiều năng lượng như máy nước nóng, lò vi sóng trong khu giờ cao điểm. Chính quyền ở đây cho biết lệnh hạn chế sử dụng điện này sẽ tiếp tục áp dụng một thời gian nữa.
Tình trạng thiếu điện đã khiến một số tổ chức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Trung Quốc.
Nomura đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc quý III và quý IV xuống lần lượt 4,7% và 3,0%, so với mức 5,1% và 4,4% trước đó. Mức tăng trưởng cả năm được dự tính giảm 0,5%, xuống còn 7,7%.
Cú sốc về nguồn cung điện ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhà sản xuất lớn nhất sẽ lan rộng và ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu
Các nhà phân tích tại Nomura dự báo.
Còn việc thiếu điện cho sản xuất công nghiệp kéo dài có thể khiến tăng trưởng GDP quý cuối cùng của Trung Quốc giảm 1 điểm phần trăm. Trung Quốc – đất nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới đặt mục tiêu đưa lượng khí thải carbon lên mức cao nhất vào năm 2030 và bằng 0 vào năm 2060.