4 Bí quyết sau sẽ giúp cha mẹ có thể nuôi dạy một đứa trẻ kiên cường.

Kiên cường là phẩm chất có thể được nuôi dưỡng từ khi còn rất nhỏ. Việc của cha mẹ là xây dựng một nền tảng an toàn và quan sát cho đứa trẻ phát triển.

Kiên cường là thước đo khác của sự thành công, nó đòi hỏi khả năng phục hồi, dám dấn thân vào những thách thức, trở ngại.

Luôn lắng nghe và thấu hiểu con trẻ, đó cũng là một yếu tố quan trọng trong cách nuôi dạy con trẻ.
Luôn lắng nghe và thấu hiểu con trẻ, đó cũng là một yếu tố quan trọng trong cách nuôi dạy con trẻ.

Như tiến sĩ Kenneth Ginsburg, tác giả cuốn sách "Xây dựng khả năng phục hồi ở trẻ em và thiếu niên", thì "nét tính cách này nói về sự phục hồi ngay cả khi ở trong thời điểm khó khăn. Những người kiên cường không chỉ hồi phục nhanh mà còn phát triển mạnh trong thời điểm tốt nhất".

Chưa bao giờ sự kiên cường - dù là thể chất, tinh thần hay tài chính - lại quan trọng đối với xã hội như lúc này, trong bối cảnh Covid-19.

Nhiều các bậc cha mẹ trên khắp thế giới đang quyết tâm rèn luyện cho con của mình phẩm chất này. Sau đây là các bước cha mẹ có thể áp dụng.


1. Làm gương cho con

Một phần của việc dạy con kiên cường là cha mẹ phải cho thấy khả năng kiềm chế cảm xúc của bản thân. Bạn mất bình tĩnh khi trẻ không chịu đi ngủ, làm vỡ ấm trà gia truyền hoặc lo lắng muộn giờ học mỗi sáng, có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Thay vào đó thành thực với trẻ đó là một sự cố hy hữu và bạn đã không kiềm chế được cảm xúc.

Điều này có thể khó khăn, đặc biệt là khi rõ ràng con bạn đang có hành vi sai trái, nhưng việc điều chỉnh cảm xúc của chính mình là một chặng đường dài để dạy con bạn làm điều tương tự. "Trẻ học qua cách cha mẹ ứng xử. Khi bạn thường bộc lộ sự khó chịu, đứa trẻ đang quan sát bạn", tiến sĩ Masten nói.

2. Xây dựng một nền tảng ổn định, an toàn

Rèn luyện phẩm chất này không chỉ là đưa đứa trẻ ra chỗ sâu nhất của hồ bơi, xem có dám bơi hay không mà còn là nền tảng hỗ trợ con mỗi ngày.

Cha mẹ quan tâm, chu đáo là sự bảo vệ mạnh mẽ nhất đối với trẻ em

Những đứa trẻ cần cảm thấy chúng có một chỗ dựa vững chắc ở nhà trước khi có thể chấp nhận rủi ro và học cách quay trở lại. Để chống chọi với bão, mọi đứa trẻ cần có một nơi trú ẩn vững chắc trước.

3. Giúp con vươn vai

Khi một đứa trẻ cảm thấy an toàn, được hỗ trợ và có một hình mẫu tốt về sự kiên cường, đã đến lúc thử thách chúng một chút.

Ông Tyler Fish, chuyên gia trong tổ chức quốc tế về giáo dục ngoài trời Outward Bound, nơi tổ chức các chuyến khám phá thiên nhiên, chèo thuyền cho thanh thiếu niên..., cho biết "kiên cường là nguyên tắc giúp thay đổi cuộc sống của những đứa trẻ từ mọi hoàn cảnh khác nhau".

"Nó không chỉ là gan lì, mà là làm những việc bạn không chắc mình có thể làm được cùng với những người khác", ông nói.

Ví dụ khi chèo thuyền, ông bắt đầu bằng việc đưa một đứa trẻ vào thuyền xem nó có thể tự tìm hiểu được hay không. Sau đó ông đưa ra một chút hướng dẫn và để đứa trẻ thử lại. Sau đó ông lặp lại chu kỳ, để đứa trẻ cân bằng giữa thành công và thất bại. Quy trình này cũng tương tự với các bài học khác, như kết bạn, làm việc nhóm hay lãnh đạo.

"Một trong những kỹ năng tuyệt vời của việc nuôi dạy con cái là biết cách thử thách, thử thách khi nào, thử thách bao nhiêu. Không có cách nào đúng để nuôi dưỡng khả năng phục hồi, cũng giống như không có cách nào đúng để làm cha mẹ", tiến sĩ Masten nói.


4. Tận dụng tối đa những thử thách nhỏ

Nếu bạn đặt từ "kiên cường" trên một tấm áp phích, nó có thể sẽ nằm dưới bức ảnh của một người nào đó đang leo núi, chiến đấu với đám cháy rừng hoặc đang chăm sóc bệnh nhân ở tâm dịch Covid-19. Nhưng trên thực tế, chính những thất vọng nhỏ hoặc những khoảnh khắc bực bội mới thực sự xây dựng sự mạnh mẽ cho trẻ.

Giả sử đứa trẻ đi học về với điểm môn Toán tệ và bạn biết thừa con đã không chăm chỉ làm bài. Thay vì nói rõ bạn nghĩ con lười biếng mới có kết quả vậy, hãy tập trung vào nguyên nhân và kết quả - con không học nghiêm túc nên bị điểm vậy và cách nào để được điểm tốt hơn lần sau.

Nhân quả là việc có thể kiểm soát được và có ý thức kiểm soát là yếu tố cốt lõi tạo nên sự kiên cường.

Khi áp dụng các cách nuôi dạy trẻ kiên cường, cha mẹ cũng cần lưu ý tới các giới hạn. Erik Vance, tác giả của bài báo này kể, vài tuần trước anh có một cơ hội tuyệt vời để dạy con trai 5 tuổi tính kiên cường. Gia đình đặt một khu cắm trại trong Công viên Quốc gia Núi Rocky của Colorado, cách đầu đường mòn khoảng 6 km. Khi đến nơi, họ biết 48h tới sẽ có giông bão, mưa lớn và thậm chí cảnh báo lũ lụt. Hai bố con có thể sẽ lê hàng giờ trong mưa, khốn khổ dựng trại và run rẩy trong lều để sưởi ấm. Đây sẽ thật là một cơ hội tuyệt vời để xây dựng sự kiên cường.

Trong một thoáng, người vợ nhắc nhở chuyến đi này hợp với lứa tuổi thiếu niên, còn đứa con mẫu giáo của họ chỉ muốn đi nghỉ cùng bố mẹ. Vậy là cả gia đình đi bộ đến sở thú, dành một đêm trong khách sạn xem một bộ phim siêu anh hùng. Và người cha nhận ra việc dạy về sự kiên cường cũng có giới hạn của nó.