Dự báo năm 2021

Năm 2021 (MMXXI) sẽ là năm chung bắt đầu từ thứ Sáu theo lịch Gregory (Gregorian calendar), năm thứ 2021 của Kỷ nguyên Chung (Common Era - CE) và Domini Anno Domini (Anno Domini - AD), năm thứ 21 của thiên niên kỷ thứ 3, năm thứ 21 của thế kỷ 21 và năm thứ 2 của thập kỷ 2020. Liên Hợp Quốc đã tuyên bố năm 2021 là Năm Quốc tế của Hòa bình và Tin cậy; Năm Quốc tế về Kinh tế Sáng tạo vì Phát triển Bền vững; Năm Quốc tế về Trái cây và Rau quả; và Năm Quốc tế về Xóa bỏ Lao động trẻ em.

Năm 2021 dự kiến tổ chức hầu hết các sự kiện lớn mà ban đầu được lên kế hoạch cho năm 2020, bao gồm Cuộc thi bài hát Eurovision (Eurovision Song Contest), Cúp bóng đá Châu Âu (UEFA Euro) 2020, Thế vận hội Mùa hè (Summer Olympics) 2020 và Hội chợ triển lãm (Expo) 2020, nhưng đã bị hoãn hoặc hủy bỏ do đại dịch Covid-19.

Dự báo và dự kiến về năm 2021
Dự báo và dự kiến về năm 2021


Phục hồi không đồng đều

Các tình huống chưa từng có của cuộc suy thoái kinh tế do Covid-19 gây ra cũng đã làm cho những người tham gia thị trường trở nên dễ dàng hơn trong việc xem xét định giá thị trường hiện tại để hướng tới triển vọng tươi sáng hơn.

Sự lạc quan xung quanh những hi vọng về vaccine ngừa Covid-19, các biện pháp kích thích tài chính và sự quay trở lại của tăng trưởng kinh tế vào năm 2021 đã kích hoạt tâm lý chấp nhận rủi ro trong các nhà đầu tư bán lẻ và có tổ chức.

Các nhà phân tích có xu hướng nhất trí với những nhà đầu tư này rằng, năm 2021 có thể đánh dấu sự phục hồi kinh tế giai đoạn đầu, tương tự như những gì chúng ta đã chứng kiến sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với những chất xúc tác tích cực.

Sự phục hồi tăng trưởng toàn cầu đồng bộ từ độ sâu suy thoái do dịch bệnh Covid-19 gây ra có khả năng được đẩy nhanh do việc triển khai thành công vaccine ngừa Covid-19, từ đó, có thể giúp thu nhập tăng mạnh trong 2 năm tới. Trên thực tế, thế giới cũng đang bắt đầu chứng kiến những tín hiệu tích cực về thu nhập trên hầu hết các thị trường và các ngành nghề.

Tốc độ phục hồi khác nhau

Các nhà phân tích tin rằng, tốc độ phục hồi kinh tế và thu nhập giữa các khu vực sẽ khác nhau đáng kể. Mặc dù dịch bệnh được kiểm soát tốt ở các khu vực chính của châu Á, nhưng các khu vực như Mỹ, châu Âu và Mỹ Latinh thì không được như vậy.

Cụ thể, Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã nối lại “hoạt động kinh doanh như thường lệ” vào đầu tháng 5 năm nay. Trong khi đó, các quốc gia phát triển phương Tây đang tiếp tục vật lộn với những làn sóng bùng phát Covid-19 mới, buộc các nhà hoạch định chính sách phải thực hiện các biện pháp phong tỏa định kỳ ở một số khu vực. Điều này khiến cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế trở thành một thách thức vô cùng lớn.
Sự khác biệt trong khả năng kiểm soát dịch bệnh Covid-19 ở những khu vực này cho thấy mức độ ảnh hưởng về kinh tế ở các nền kinh tế phát triển phương Tây nghiêm trọng hơn so với các nền kinh tế mới nổi của châu Á.

Như vậy, các nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ khởi động năm 2021 trên một nền tảng vững chắc, trong khi các điều kiện tăng trưởng tồi tệ hơn sẽ làm chậm quá trình phục hồi của các quốc gia phát triển phương Tây.

Châu Á và thị trường mới nổi sẽ dẫn đầu?

Các nhà phân tích tin rằng, trên cơ sở địa lý, châu Á và các thị trường mới nổi có khả năng hoạt động tốt hơn các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu. Các thị trường mới nổi của châu Á có hồ sơ lỗ lãi tốt hơn.

Chứng khoán của Mỹ Latinh và EMEA (châu Âu, Trung Đông và châu Phi) có khả năng tăng giá cao hơn, nhưng các nhà đầu tư có thể gặp rủi ro cao hơn khi đầu tư vào đây vì hiện nay các yếu tố cơ bản của chứng khoán các khu vực đó không mạnh như của chứng khoán châu Á. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng lưu ý rằng, việc phê duyệt vaccine sớm sẽ giảm bớt nhiều rủi ro của các khu vực đó.

Sự phục hồi vững chắc của Trung Quốc từ dịch Covid-19 trong nửa cuối năm 2020 đã đem lại kết quả GDP của nước này tăng trong năm nay, ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu giảm. Điều này tạo điều kiện cho các nền kinh tế ngoại vi ở châu Á như Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc tận dụng nhu cầu đang tăng lên của Trung Quốc khi các hoạt động thương mại trở lại mức trước dịch bệnh.
Các nhà phân tích tin rằng, trong thời gian tới, tổng hợp của các chất xúc tác tích cực sẽ hỗ trợ cho các nền kinh tế mới nổi. Sự kết hợp của sự phục hồi theo chu kỳ năm 2021; đồng USD yếu; chu kỳ tăng hàng hóa có thể có của sự mở rộng toàn cầu; và sự phục hồi mạnh mẽ về thu nhập là những động lực không thể bỏ qua.

Hơn nữa, một chính sách ổn định hơn và thân thiện với thương mại hơn của Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden sẽ hỗ trợ thêm cho tăng trưởng của các thị trường mới nổi. Lần cuối cùng các nhà phân tích quan sát thấy mối liên kết giữa các điều kiện cơ bản và vĩ mô thuận lợi như vậy là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, cách đây hơn một thập kỷ.

Các nhà phân tích nhận định rằng với đà phục hồi kinh tế được cải thiện đáng kể trong những tháng gần đây, “dòng thủy triều” đang hướng sang các thị trường mới nổi và năm 2021 sẽ là năm bùng nổ của những quốc gia này.

Ảm đạm năm 2020

Không phải chiến tranh hay xung đột vũ trang ở một số khu vực, cũng chẳng phải xung khắc thương mại giữa một số đối tác hay bảo hộ mậu dịch hoặc chống toàn cầu hoá mà dịch bệnh COVID-19 mới là nguyên nhân chính khiến cho tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới trong năm 2020 bị sa sút rõ rệt.

Đối phó dịch bệnh trở thành ưu tiên chính sách hàng đầu của chính quyền ở mọi nơi trên thế giới, buộc tất cả phải sử dụng nguồn tài lực rất to lớn vào mục đích này. Dịch bệnh buộc các nơi phải thực thi những biện pháp chính sách ứng phó ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới những động lực và trụ cột chính lâu nay của tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới như nội nhu, tiêu dùng, xuất khẩu, du lịch... Dịch bệnh tác động tai hại tới việc duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu. Cách ly xã hội, giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới quốc gia... vốn là những biện pháp chính sách đối phó dịch bệnh rất hiệu quả và cần thiết, nhưng đồng thời lại khích lệ và thúc đẩy những mưu tính và nỗ lực trên thế giới chống phá hội nhập và liên kết quốc tế, ngăn cản toàn cầu hoá và thương mại tự do.
Dịch bệnh phơi bày những điểm yếu và bất cập của hệ thống chính trị xã hội, cũng như khả năng dễ bị tổn thương của nền kinh tế ở mọi nơi. Tuy nhiên, dịch bệnh này thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ số, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cách thức sống và làm việc của con người trên trái đất. Hơn nữa, chính quyền các nơi trên thế giới đều nhanh chóng tìm ra ứng phó thích hợp và thực thi những chương trình tài chính và xã hội quy mô lớn để kiềm chế và đẩy lùi dịch bệnh, cũng như khôi phục và duy trì tăng trưởng kinh tế và thương mại. Vì vậy, kinh tế và thương mại thế giới trong năm 2020 tuy có ảm đạm, gây bi quan và khiến thất vọng, nhưng ở vào thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới này có thể nhận diện được một số cơ sở giúp cho có thể lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và thương mại thế giới trong năm tới.

Triển vọng năm 2021

Theo số liệu của các viện nghiên cứu kinh tế trên thế giới, mức độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 giảm khoảng từ 5 đến 7% so với mức độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới trong các năm trước và kinh tế thế giới cần thời gian ít nhất từ 2 đến 3 năm để khôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng ở thời trước khi dịch bệnh bùng phát và lây lan. Những nền kinh tế lâu nay chưa giải quyết được các vấn đề và bất cập mang tính cơ cấu cũng như phụ thuộc nhiều nhất vào ngành dịch vụ thì đều bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề nhất.
Mỹ và Châu Âu đều là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ hơn cả trong năm 2020. Kinh tế Mỹ suy thoái như chưa từng thấy kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới trong thế kỷ trước và tỉ lệ thất nghiệp cũng tăng cao đến mức độ kỷ lục. Tuy nhiên, thị trường lao động Mỹ rất linh hoạt, Mỹ có thị trường nội địa rộng lớn và về cơ bản vẫn đo đầu thế giới trên phương diện công nghệ cao hiện đại, Tổng thống đắc cử Joe Biden lại tuyên bố dành ưu tiên chính sách cầm quyền hàng đầu cho việc chống dịch bệnh, khôi phục tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp và giải quyết các vấn đề xã hội nên trong năm 2021, kinh tế Mỹ có triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hơn các nền kinh tế ở Châu Âu.

EU và các nền kinh tế khác ở Châu Âu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh không nặng nề bằng kinh tế Mỹ, nhưng vì không phải là một thực thể kinh tế thống nhất và thuần nhất như Mỹ, nên mức độ suy thoái hay suy giảm tăng trưởng kinh tế khác nhau giữa các nền kinh tế khác nhau. Cũng vì thế mà triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 cũng rất khác nhau. Sức đề kháng khủng hoảng và đột biến kinh tế thương mại ở nơi đây rất cao, nhưng châu lục không thể tạo ra được hiệu ứng cộng hưởng trong ứng phó dịch bệnh, thúc đẩy tự do hoá thương mại và khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Các nền kinh tế ở Châu Á về cơ bản ứng phó dịch bệnh thành công hơn cả, nhanh chóng tìm kiếm được động lực tăng trưởng kinh tế và thương mại mới, duy trì môi trường kinh tế đối ngoại chung thuận lợi, nên mức độ suy giảm tăng trưởng kinh tế thấp và nhanh chóng khôi phục tăng trưởng. Nếu các nền kinh tế này tiếp tục kiên quyết ứng phó dịch bệnh và nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy thương mại như trong năm 2020 thì nơi đây vẫn sẽ là điểm sáng nhất cho thế giới trên phương diện này trong năm tới.
Australia và New Zealand vốn khá tách biệt với các nền kinh tế khác, nhưng cũng bị dịch bệnh tác động tiêu cực nặng nề. Thời kỳ tăng trưởng liên tục nhiều năm liền đã kết thúc ở Australia và New Zealand phục hồi tăng trưởng kinh tế cũng rất chậm.

Kinh tế và thương mại ở Châu Phi về cơ bản không khác gì năm trước. Châu lục cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và các biến cố khác của chính trị, kinh tế và thương mại thế giới, nhưng mức độ tác động trong năm qua không đưa lại chuyển biến mới cơ bản gì.

Năm 2021, dịch bệnh vẫn còn dai dẳng trên thế giới, nhưng tác động sốc của nó không còn hoặc suy giảm đáng kể. Những tác nhân khác tác động tới tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới cũng chưa thể trở lại hoàn toàn như thời trước dịch bệnh. Vì thế, nhiều khả năng bức tranh chung và chiều hướng diễn biến chung của tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới trong năm 2021 về cơ bản sẽ như trong năm 2020.

Về lĩnh vực công nghệ

Vào năm 2021, một số đột phá và xu hướng công nghệ sẽ được cung cấp cho công chúng, sẽ gồm Trung Quốc đạt được mục tiêu sản xuất 40% chất bán dẫn mà họ sử dụng trong các thiết bị điện tử sản xuất vào năm 2020 và đạt đến 70% vào năm 2025. Xác suất khả năng này xảy ra 80%. Singapore triển khai Vòng đua Lái xe Thông minh, cho phép mọi người thực hiện các bài kiểm tra lái xe mà không cần có giám khảo theo cùng trên xe. Vòng đua mới này - vòng đầu tiên ở Đông Nam Á - được thử nghiệm tại Trung tâm Lái xe An toàn Singapore. Xác suất khả năng này xảy ra 70%.
Dịch vụ taxi hàng không đầu tiên trên thế giới được ra mắt tại Singapore vào, với mục tiêu cuối cùng là biến nó trở thành một phương tiện giao thông hoàn toàn tự chủ và giá cả phải chăng cho dân chúng. Xác suất khả năng này xảy ra 60%. Siêu máy tính exascale đầu tiên của Mỹ, được gọi là Aurora, hiện đã đi vào hoạt động và sẽ được sử dụng để tăng tốc độ phân tích dữ liệu trong nhiều lĩnh vực khoa học. Xác suất khả năng này xảy ra 100%.

Canada đóng góp công nghệ AI và robot (và có thể là phi hành gia) cho sứ mệnh bay lên Mặt Trăng của Mỹ bắt đầu từ năm 2021. Xác suất khả năng này xảy ra 70%. Các cuộc đấu giá phổ tần 5G sẽ được bán từ năm 2020 đến năm 2021 để đẩy nhanh việc xây dựng mạng 5G quốc gia. Xác suất khả năng này xảy ra 100%. Kết nối Internet 5G sẽ được đưa vào các thành phố lớn của Canada từ năm 2020 đến năm 2022 với xác suất khả năng này xảy ra 80%.

Về lĩnh vực khoa học

Trong năm 2021, một số đột phá và xu hướng khoa học sẽ được công bố rộng rãi như chính phủ Pháp tạo ra chiến lược quốc gia đầu tiên cho nghiên cứu - một kế hoạch được thiết kế để tiếp thêm năng lượng cho khoa học Pháp sẽ đi kèm với việc tăng cường tài trợ cho thịt. Xác suất khả năng này xảy ra 5%.