ưu điểm và nhược điểm của Dropshipping

Dropshipping fulfillment là mô hình bán lẻ trực tuyến khá quen thuộc với cộng đồng bán hàng xuyên biên giới trên Shopify và Aliexpress. Tuy nhiên, người mới bắt đầu kinh doanh online, đây là khái niệm khá xa lạ. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn liệu có nên bắt đầu khởi nghiệp với dropshipping, những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn quyết định đúng đắn. 

>>> Các bạn có thể tham khảo bài viết Hướng Dẫn Kiếm Tiền Với Dropshipping

ưu điểm và nhược điểm của Dropshipping
ưu điểm và nhược điểm của Dropshipping


Nội dung bài viết :
Phần nội dung chi tiết về ưu điểm và nhược điểm của Dropshipping

1. Ưu điểm của Dropshipping

Mô hình dropshipping có những ưu điểm khác biệt như sau:

Tổ chức dễ dàng: 

Việc vận hành mô hình dropship chỉ gói gọn trong 3 bước, bao gồm: Tìm kiếm nhà cung cấp, xây dưng trang web và bắt đầu các công việc liên quan để bán được hàng. 

Chi phí tổ chức bán hàng thấp: 

Trong các mô hình kinh doanh truyền thống, phần lớn chi phi kinh doanh phát sinh từ việc thiết lập và vận hành các hoạt động bán lẻ, trong đó có chi phí dự trữ và quản lí hàng tồn kho. Dropship loại bỏ vấn đề chi phí này, bạn không cần dữ trữ tồn kho, xử lí hàng hóa, gói hàng và vận chuyển. Theo đó, chi phí chủ yếu là xây dựng trang web và marketing cho cửa hàng. 

Chi phí đầu tư thấp: 

Như đã nêu trên, bạn không cần đầu tư quá nhiều vốn cho việc kinh doanh online, chi phí chủ yếu là hoàn thiện website và quảng cáo để thu hút người tiêu dùng. 

Rủi ro thấp: 

Nếu cửa hàng của bạn không bán được sản phẩm, bạn cũng sẽ không mất các chi phí kiểm soát tồn kho. Nếu bạn muốn ngừng bán sản phẩm, bạn cũng không bị lỗ vốn do sản phẩm còn tồn kho quá nhiều.

Bán hàng xuyên biên giới: 

Bạn có thể bán hàng tại bất kỳ nơi đâu, trong mọi thời điểm, bởi cửa hàng online của bạn không cần văn phòng, nhà kho, nhân viên,… 

Bán bất kì sản phẩm nào bạn muốn: 

Aliexpress mở ra thị trường hàng giá sỉ với đa dạng các mặt hàng và mức giá khác nhau. Bạn có thể nghiên cứu và bán bất cứ món hàng nào bạn thích. Ngay cả trên website bán hàng của bạn, bạn có thể bán nhiều loại nhiều phẩm cùng ngành hàng để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và bao phủ được nhu cầu của họ. 

Mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng: 

Trong mô hình kinh doanh truyền thống, việc mở rộng quy mô đồng nghĩa với việc tăng đầu tư thời gian và tiền bạc vào cửa hàng. Với mô hình dropshipping, mọi hoạt động liên quan đến hàng hóa và hoàn tất đơn hàng sẽ được nhà cung cấp xử lí. Do đó, bạn có nhiều thời gian để mở rộng kinh doanh bằng việc tăng cường bán hàng đa kênh, xây dựng hệ thống website tối ưu bán hàng, tìm kiếm sản phẩm tiềm năng để mở rộng danh sách sản phẩm.

2. Nhược điểm của mô hình dropshipping

Mô hình dropshipping cũng có thể phát sinh những rủi ro không mong muốn. Đây là những nhược điểm và khó khăn của mô hình kinh doanh này.

Lợi nhuận thấp hơn so với mô hình bán hàng truyền thống: 

Mức chiết khấu của bạn phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp. Tùy thuộc vào vị trí, địa điểm hoặc yêu cầu của bạn, nhà cung cấp sẽ tính giá thành sản phẩm cao hay thấp. Mức lợi nhuận này luôn bằng hoặc thấp hơn mức bán truyền thống. 

Bạn phải chịu trách nhiệm với khách hàng: 

Ngay cả khi lỗi sai thuộc về nhà cung cấp, bạn cũng phải chịu trách nhiệm trước những phát sinh không tích cực từ phía khách hàng. Đây là lí do vì sao bạn phải tìm kiếm nhà cung cấp uy tín trong rất nhiều nhà cung cấp trên Aliexpress. 

Bạn không thể kiểm soát hết mọi thứ: 

Bên cạnh vấn đề không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, bạn không thể quản lí được việc chăm sóc khách hàng trong khi mua như quy cách gói hàng, sản phẩm tặng kèm, quà tặng miễn phí, các ghi chú nhỏ để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Đây là những yếu tố quan trọng để xây dựng lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng với cửa hàng. Tuy nhiên, dropshipping không cho phép bạn thực hiện các công việc này và nhà cung cấp cũng không có trách nhiệm thực hiện điều này. 

Mức độ cạnh tranh tương đối cao: 

Sự hấp dẫn và tính phổ biến của mô hình kinh doanh này có thể tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn. Do đó, bạn phải tốn chi phí đầu tư vào marketing và xây dựng thương hiệu để thu hút khách hàng.

Các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển sản phẩm: 

Nhà cung cấp chấp nhận mức giá vận chuyển được ấn định ban đầu với bạn. Tuy nhiên, khi đơn hàng phát sinh những chi phí khác như giao đi giao lại nhiều lần cho cùng 1 đơn hàng, khách hàng hủy đơn hàng, mức giá vận chuyển tăng đột biến do yếu tố khách quan,…Bạn bắt buộc phải chi trả cho các chi phí phát sinh không mong muốn này.

3. ps

Trên đây là những đặc điểm nổi bật của mô hình dropshipping. Bạn có thể xem xét để bắt đầu bước vào con đường kinh doanh xuyên biên giới bằng mô hình này.