Quảng cáo kiếm tiền trên internet

Cụ thể hơn, 5 trang quảng cáo online dưới đây sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu mạnh mẽ. Kênh quảng cáo thương hiệu online

1. Quảng cáo Google Ads



Google Ads là hình thức quảng cáo tính tiền trên lượt click của người dùng. Thông qua thao tác tìm kiếm từ khóa của người dùng, Google sẽ hiển thị quảng cáo và đem đến 80% cơ hội khách hàng truy cập vào website của bạn.
Hiện nay, Google là kênh quảng cáo không thể thiếu được trong mỗi các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Những ưu điểm mà hình thức quảng cáo này có thể đem đến cho bạn gồm có:
  • Tỷ lệ chuyển đổi cao: Quảng cáo cung cấp đến khách hàng những thông tin mà họ đang tìm kiếm nên tỉ lệ khách hàng click vào quảng cáo và tạo ra chuyển đổi sẽ cao hơn.
  • Tỷ lệ khách hàng tiềm năng lớn: Do quảng cáo chỉ được hiển thị đến những khách hàng đang tìm kiếm và có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của ngành này.
  • Chi phí hợp lý: Nhà quảng cáo chỉ phải chi trả cho những lượt click vào trang đích của mình nên sẽ tối ưu được chi phí quảng cáo.
  • Phân phối quảng cáo khách quan: Thương hiệu của bạn không cần quá mạnh hoặc phải bỏ ra ngân sách quá “khủng” để tiếp cận đến khách hàng. Thay vào đó, Google sẽ đánh giá nội dung của bạn với trải nghiệm khách hàng để quyết định vị trí hiển thị quảng cáo.
Nếu bạn đang mong muốn tối ưu chi phí và tăng hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo thương hiệu của mình thì không thể bỏ qua hình thức này.

2. Quảng cáo thương hiệu trên MXH

Các kênh quảng cáo thương hiệu hiệu quả phải kể đến hiện nay là kênh mạng xã hội Facebook, instagram, zalo. Được đánh giá hiệu quả nhất tại Việt Nam là Facebook. Đây cũng là mạng xã hội lớn nhất thế giới với số lượng người dùng đạt trên 1 tỷ người. Nhờ vào lợi thế đó, quảng cáo Facebook dễ dàng tiếp cận với các khách hàng mục tiêu thông qua điều kiện target của nhà quảng cáo.


Hầu hết các nhãn hàng và dịch vụ đều triển khai các chiến dịch của mình trên kênh quảng cáo này bởi các ưu điểm:
  • Tệp khách hàng lớn: Do số lượng người dùng Facebook lớn nên quảng cáo có thể tiếp cận đến hàng triệu người.
  • Chi phí linh hoạt: Chi phí quảng cáo Facebook có thể thay đổi tùy theo ngân sách của từng doanh nghiệp.
  • Dễ dàng kết nối: Điểm khiến Facebook trở thành mạng xã hội phổ biến là người dùng dễ dàng kết nối với nhau cũng như có thể tương tác trực tiếp với doanh nghiệp qua các mẫu quảng cáo.
  • Phân phối quảng cáo hợp lý: Đối tượng mà quảng cáo phân phối đến sẽ dựa trên những tiêu chuẩn mà nhà quảng cáo đặt ra trên trình quản lý quảng cáo của mình.
Ngoài mạng xã hội Facebook, nhà quảng cáo cũng có thể triển khai chiến dịch của mình trên một số kênh khác như: Zalo, Instagram, linkedin, youtube….

3. Quảng cáo email marketing


Email marketing là một trong các kênh quảng cáo hiệu quả trong năm tới mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Nội dung của quảng cáo email marketing được triển khai theo từng giai đoạn trong chiến dịch. Thông qua hình thức này, doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng trong thời gian dài và xây dựng sự gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, kênh quảng cáo này cũng tỏ ra hiệu quả khi doanh nghiệp triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mãi và lời tri ân khách hàng.
Để triển khai loại hình quảng cáo này, doanh nghiệp có thể thuê hoặc mua các phần mềm hỗ trợ gửi email để tránh tình trạng mail rơi vào hộp thư spam. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này, hãy tìm đến các đơn vị quảng cáo uy tín để được tư vấn, hỗ trợ.

4. Kênh quảng cáo qua báo điện tử


Quảng cáo qua báo điện tử là kênh quảng cáo uy tín không thể bỏ qua cho mỗi chiến dịch quảng bá thương hiệu. Các trang báo điện tử cho phép thương hiệu của bạn tiếp cận với nhiều độc giả bằng chi phí khá hợp lý.
Nội dung quảng cáo trên các trang báo thường được thể hiện dưới hình thức là các bài PR. Các trang báo càng lớn thì mức độ uy tín của nhãn hàng và khả năng tạo được lòng tin cho độc giả càng lớn. Chất lượng nội dung là yếu tố quyết định chiến dịch quảng cáo của bạn có lôi kéo được sự chú ý của khách hàng hay không. Một bài PR hiệu quả phải đảm bảo được các yếu tố:
  • Văn phong mạch lạc, rõ ràng
  • Bắt trúng insight khách hàng
  • Thông tin về thương hiệu đúng và hấp dẫn.
  • Hình ảnh đẹp, thu hút
Đảm bảo được các yếu tố trên, chiến dịch quảng cáo thương hiệu trên trang báo điện tử sẽ dễ dàng được khách hàng theo dõi và thông tin về thương hiệu, dịch vụ sẽ được ghi nhớ tốt hơn.

5. Quảng cáo thương hiệu qua wifi marketing




Kênh quảng cáo thương hiệu qua Wifi Marketing là hình thức được xây dựng dựa trên mong muốn truy cập wifi miễn phí tại các điểm wifi công cộng. Để sử dụng Wifi tại đây, người dùng cần phải đăng nhập với các thông tin theo đơn vị quảng cáo yêu cầu. Thông qua các dữ liệu mà người dùng tự khai báo, quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được giới thiệu đến người dùng.
Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo wifi Marketing gồm có:
  • Tăng nhận thức thương hiệu cho người dùng.
  • Quảng bá hình ảnh thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp chỉ bằng 1 click
  • Thu thập dữ liệu thông tin khách hàng để phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo khác.
  • Tạo ra khả năng lan truyền hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ thông quá các kết nối với mạng xã hội.
Tuy nhiên, quảng cáo Wifi cũng có nhược điểm nếu các bước yêu cầu đăng nhập phức tạp sẽ dễ khiến người dùng bỏ cuộc và quảng cáo không thể tiếp cận tới. Một điểm nữa là hệ thống wifi marketing tại Việt Nam chưa thực sự phổ biến nên sẽ tạo thách thức cho những doanh nghiệp mới thực hiện.

6. Quảng cáo thương hiệu qua những influencer



Quảng cáo thông qua Influencer là kênh đem thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng thông qua các cá nhân có tầm ảnh hưởng đến nhiều khách hàng. Ngày nay, các Influencer được đánh giá dựa trên lượng followers lớn trên các nền tảng mạng xã hội ( social platform) như facebook, instagram…
Các Influencer càng có sức ảnh hưởng thì sẽ càng dễ gây được sự chú ý cho thương hiệu quả bạn. Tuy nhiên, cùng với đó cũng là chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra càng lớn.
Các tiêu chí để đánh giá 1 Influencer gồm có:
  • Độ phủ: Được đo bằng số lượt người theo dõi trên các Fanpage hoặc trang cá nhân của Influencer trên các trang mạng xã hội
  • Sự liên quan: Dựa trên khả năng liên kết và mức độ tương đồng giữa hình tượng của Influencer và hình tượng của nhãn hàng
  • Mức độ tác động đến người theo dõi: Được đánh giá trên các tương tác của fan trên trang cá nhân hoặc Fanpage của Influencer.
  • Chỉ số cảm xúc: Dựa trên những cảm giác của cộng đồng dành cho Influencer. Tiêu chí này rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm mà khách hàng dành cho thương hiệu của bạn.